Bộ Y tế: Dịch COVID-19 đang được kiểm soát dù số ca mắc tăng

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Đến nay, Omicron vẫn là biến thể chủ đạo, biến thể phụ xuất hiện nhiều nhưng không làm gia tăng nguy cơ chuyển nặng.

Trước tình hình số ca COVID-19 có xu hướng tăng nhanh trở lại, chiều 13/4, Bộ Y tế tổ chức cuộc gặp mặt báo chí để trao đổi thông tin.

Theo PGS. TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), với số mắc hiện nay, đánh giá sơ bộ cho thấy, cấp độ dịch COVID-19 vẫn là màu xanh, chưa vượt quá cấp độ dịch.

Lý giải về diễn biến số ca mắc trong tháng 4 tăng cao so 3 tháng trước, PGS. TS. Phan Trọng Lân cho biết, để đánh giá tình hình dịch COVID-19, chúng ta cần dựa trên 3 yếu tố: Thứ 1 là virus SARS-CoV-2; thứ 2 là môi trường sống, hành vi của người dân và thứ 3 là các biện pháp đáp ứng.

PGS. TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. (Ảnh: Trần Minh - BYT). .

PGS. TS. Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. (Ảnh: Trần Minh - BYT). .

Với virus SARS-CoV-2, biến thể Omicron vẫn đang chiếm ưu thế trên thế giới, thống kê có thể tạo ra trên 500 biến thể phụ, có đặc tính lây lan nhanh, nhưng chưa có bằng chứng rõ ràng về tăng các ca nặng. Những nơi có số ca nặng tăng, là do số mắc tăng tương ứng.

“Số ca mắc tăng nhưng vẫn trong tầm kiểm soát”, ông Lân khẳng định.

Theo ông Lân cho biết đến nay, Omicron vẫn là biến thể chủ đạo, biến thể phụ xuất hiện nhiều nhưng không làm gia tăng nguy cơ chuyển nặng. Mục tiêu giai đoạn tới là giảm nhập viện, trở nặng, tử vong, tránh quá tải hệ thống y tế, giữ vững thành quả. Cần tiêm chủng đúng lịch, đủ liều theo khuyến cáo của Bộ Y tế.

"Đánh giá chung tình hình thì số mắc COVID-19 trong thời gian tới có thể có sự gia tăng. Tuy nhiên, hiện nay chúng ta đang ở cấp độ dịch 1- tất cả đều màu xanh. Cấp độ này không chỉ đánh giá trên số mắc mà còn dựa trên ca nặng, độ bao phủ vaccine và đáp ứng đảm bảo thu dung điều trị", GS.TS Phan Trọng Lân nói.

Đại diện Bộ Y tế cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, cần theo dõi sát các số liệu. Các tỉnh, thành phố đẩy mạnh tăng cường rà soát cấp độ dịch, công bố thông tin để người dân biết và phòng chống, tránh sự hoang mang cũng như chủ quan của người dân. Cấp độ dịch này có ý nghĩa, ở cấp xã, phường, phát hiện sớm nhất, khoanh vùng hiệu quả nhất, xử lý dịch tại nguồn để không ảnh hưởng tới phát triển kinh tế, xã hội.

Mặc dù trên phạm vi toàn cầu, tỷ lệ nhập viện, chuyển nặng và tử vong đã giảm đáng kể so với một năm trước đây, tuy nhiên một số nhóm vẫn có nguy cơ cao chuyển nặng hoặc tử vong khi mắc bệnh, bao gồm nhóm người cao tuổi, người mắc bệnh nền, người bị suy giảm miễn dịch, phụ nữ mang thai. Do đó, cần tập trung ưu tiên bảo vệ các nhóm đối tượng này. Các dịch bệnh truyền nhiễm khác như tay chân miệng, sốt xuất huyết, cúm.... cũng có nguy cơ gia tăng số mắc dẫn đến gây nguy cơ dịch chồng dịch.

Để tiếp tục chủ động các biện pháp phòng, chống dịch, kiểm soát tình hình dịch, không để dịch bùng phát trở lại, góp phần tạo điều kiện cho việc phát triển kinh tế xã hội, Bộ Y tế đã có công văn khẩn gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đề nghị tăng cường công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Triệu chứng của bệnh COVID-19 có thay đổi?

Theo bác sĩ, so với trước đây, triệu chứng của bệnh COVID-19 hầu như không có sự thay đổi nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆU THU ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN