Bộ Y tế cảnh báo: Sau khi tiêm vắc-xin COVID-19, có những dấu hiệu này cần đến bệnh viện ngay
Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia tiếp tục ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19 AstraZeneca.
Sáng 17/3, thông tin từ Chương trình Tiêm chủng mở rộng Quốc gia cho biết, thêm 4.260 người đã được tiêm chủng vắc-xin COVID-19 trong ngày 16/3/2021.
Như vậy, tính đến cuối giờ chiều 16/3/2021, tổng cộng đã thực hiện tiêm vắc-xin phòng COVID-19 cho 20.695 người là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế thực hiện các nhiệm vụ như lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên các tổ COVID-19 cộng đồng và Ban Chỉ đạo phòng chống dịch.
Tiêm thử vắc-xin COVID-19.
Theo báo cáo nhanh từ các điểm tiêm chủng, trong ngày 16/3/2021, Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia cũng ghi nhận các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng vắc-xin COVID-19 AstraZeneca với các dấu hiệu như sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, phát ban, đau cơ, buồn nôn, tiêu chảy…
Nếu người được tiêm xuất hiện dấu hiệu mẩn ngứa lan rộng, mạch nhanh, huyết áp tăng cao hoặc tụt, tức ngực khó thở, chân tay lạnh… hoặc có diễn biến nặng lên thì cần đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời.
Chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia đã tổ chức kiểm tra giám sát tại một số tỉnh/thành phố cho thấy công tác an toàn tiêm chủng và tư vấn trước tiêm chủng được tất cả các địa phương thực hiện đầy đủ. Người đến tiêm được thông báo số điện thoại của các cơ sở y tế trong trường hợp khẩn cấp để được hỗ trợ kịp thời.
Bên cạnh đảm bảo an toàn tiêm chủng, các điểm tiêm còn bố trí các phòng theo quy tắc một chiều, giãn cách giữa các bàn, các phòng để phòng chống lây nhiễm SARS-COV-2.
Về tình hình thử nghiệm sản xuất vắc-xin COVID-19 "made in Vietnam", đại diện Trung tâm Dược lý lâm sàng thuộc Đại học Y Hà Nội cho biết, sau 24 giờ theo dõi tại cơ sở tiêm vắc-xin COVIVAC, sức khỏe của 6 tình nguyện viên hiện ổn định và trở về nơi cư trú.
Nhóm nghiên cứu cho hay sau khi trở về nhà, các tình nguyện viên tự theo dõi sức khỏe và ghi chép vào sổ theo dõi sức khỏe đến ngày 22-3 (ngày thứ 8 sau tiêm) sẽ quay lại để khám, thu nhập thông tin về an toàn và tiếp tục lấy mẫu xét nghiệm.
Trong thời gian này, các nghiên cứu viên của Trung tâm Thử nghiệm lâm sàng sẽ thường xuyên gọi điện cho các tình nguyện viên để hỏi về sức khỏe của họ, đồng thời nhắc nhở họ theo dõi sức khỏe và điền vào phiếu theo dõi sức khỏe đầy đủ, chính xác.
Với 114 người còn lại (tiêm thử nghiệm giai đoạn 1), nhóm nghiên cứu cho biết, do yêu cầu giãn cách đảm bảo phòng dịch COVID-19, mỗi buổi tiêm sẽ chỉ thực hiện dưới 15 người. Dự kiến, sang tuần sau, nhóm 15 người đầu tiên (sau 6 người vừa tiêm ngày 15-3) sẽ tiêm mũi 1.
Bộ Y tế cho biết, đã nhận được một số thông tin về các trường hợp phản ứng nặng sau tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 tại...
Nguồn: [Link nguồn]