Bộ Y tế 'bày cách' chống bệnh tật ngày siêu nóng

Sự kiện: Sống khỏe

Bộ Y tế khuyến cáo người dân những biện pháp "chống" đổ bệnh trong những ngày nắng nóng kỷ lục đang diễn ra ở Hà Nội.

Bộ Y tế 'bày cách' chống bệnh tật ngày siêu nóng - 1

Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng. Ảnh: Internet

Thời tiết nắng, nóng làm cơ thể ra nhiều mồ hôi, gây mất nước, điện giải, đặc biệt là ở trẻ em dễ dẫn đến mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa. Thời tiết nắng nóng làm cho thức ăn, thực phẩm dễ bị ôi, thiu, dễ nhiễm nấm và vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh tiêu đường tiêu hóa.

Bên cạnh đó, khi chống nóng bằng biện pháp bật quạt gió mạnh trực tiếp vào người hoặc để nhiệt độ điều hòa quá thấp gây nên nhiễm lạnh, viêm phổi…

Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng. Ảnh: Internet

Để chủ động phòng bệnh mùa nắng nóng, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp sau:

- Hạn chế đi ra ngoài đường, ngoài trời nóng khi không thật cần thiết. Nếu bắt buộc phải đi ra đường, ngoài trời nóng thì phải đội mũ, mặc quần áo, đeo kính, khẩu trang… chống nóng.

- Uống nhiều nước, đặc biệt là những người lao động ngoài trời, mất nước nhiều nên uống bổ sung nước chanh hoặc nước pha muối loãng, nước pha Oresol…, tuy nhiên, không nên uống nhiều nước đá hoặc nước quá lạnh dễ gây viêm họng.

- Không để nhiệt độ điều hòa trong phòng quá thấp; không để gió quạt thổi trực tiếp gần vào người.

- Thực hiện ăn chín, uống chín; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; tăng cường dinh dưỡng, ăn thêm hoa quả để đảm bảo đủ vitamin, tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

- Tăng cường vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.

- Thường xuyên lau sạch các bề mặt, vật dụng tiếp xúc hằng ngày, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà, đồ chơi trẻ em, dụng cụ học tập… bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

- Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân, chất thải của trẻ phải được thu gom, đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

Một số dấu hiệu cho thấy bạn không nên ở ngoài trời mà phải nghỉ ngơi ngay ở một nơi râm mát, đó là khi cảm thấy  chóng mặt, chuột rút, đau đầu, nhìn mờ…. có thể là những dấu hiệu sớm của say nắng, mất nước. Bạn cần vào nhà hoặc chỗ có bóng râm nghỉ ngơi ít nhất nửa giờ, đồng thời ăn và uống bổ sung nước cho cơ thể.

Tránh các đồ uống có chứa caffeine như trà, cà phê… vì chúng khiến cơ thể chúng ta mất nước nhanh hơn. Tốt nhất nên uống nước mát, uống ít một và liên tục cả ngày. Mỗi người nên uống từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày, nhưng nếu bạn phải làm việc ngoài trời nên bổ sung nước liên tục.

Nếu bạn vừa đi ngoài đường về nhà, muốn làm mát nhanh, hãy để cổ tay của bạn dưới vòi nước chảy  trong 5 giây, cứ vài giờ lặp lại 1 lần.

Nắng nóng điên cuồng, Hà Nội có phá kỷ lục 42,5 độ C năm 2017?

Miền Bắc nói chung và Hà Nội nói riêng đang trải qua đợt nắng nóng khốc liệt nhất từ đầu mùa hè 2018. Liệu kỷ lục...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thái Hà (Tiền Phong)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN