Bộ ngực khổng lồ của người phụ nữ ở Phú Thọ có to lại nếu được phẫu thuật?

Sự kiện: Sống khỏe

“Nguyên nhân của phì đại tuyến vú là do rối loạn hormone, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật tương đối, từ 10-15%. Với trường hợp của chị Hà Thị T, khả năng tái phát sau phẫu thuật có thể lên tới 20%..."

Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, chị Hà Thị T (31 tuổi, Phú Thọ) là một phụ nữ bất hạnh bị chồng bỏ vì sở hữu bộ ngực khổng lồ do mắc chứng phì đại tuyến vú. Ít gặp ở Việt Nam, căn bệnh này của chị T khiến nhiều người hoang mang, lo lắng: Liệu người mắc bệnh phì đại tuyến vú có nguy hiểm đến tính mạng, có bị tái phát sau khi tiến hành phẫu thuật?

Theo Webmd (một trong những website chăm sóc sức khỏe lớn trên thế giới) thì phì đại tuyến vú là một tình trạng bệnh lý hiếm gặp ở các mô liên kết vú trở nên quá lớn.

Căn bệnh lần đầu tiên được khoa học mô tả vào năm 1648. Phì đại tuyến vú có thể được gây ra bởi sự gia tăng độ nhạy ở các mô từ một số hormone như hormone tăng cường ham muốn tình dục ở nữ giới, prolactin (PRL) và các yếu tố tăng trưởng. Phì đại tuyến vú hoàn toàn lành tính, có thể xảy ra ở một bên vú hoặc cả hai bên.

Bên cạnh đó, phì đại tuyến vú thường do nhiều yếu tố tự phát, liên quan đến béo phì, mất cân bằng nội tiết. Trường hợp hiếm gặp hơn là phì đại tuyến vú trong giai đoạn vị thành niên. Thực tế, rất nhiều phụ huynh không muốn tiến hành phẫu thuật thu nhỏ vú cho con em mình.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì thu nhỏ vú ở trẻ vị thành niên mắc chứng phì đại tuyến vú rất an toàn và hiệu quả,khắc phục sẽ tạo tâm lý và thể chất ở trẻ vị thành niên.

Bộ ngực khổng lồ của người phụ nữ ở Phú Thọ có to lại nếu được phẫu thuật? - 1

Chị Hà Thi T (Phú Thọ) người bị mắc phì đại tuyến vú.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội, ông Trần Thiết Sơn - Trưởng khoa Phẫu thuật Tạo hình - Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội) cho biết: “Từ trước đến nay, bệnh viện chúng tôi đã phẫu thuật khoảng 30 ca phì đại tuyến vú. Y học trong nước hoàn toàn đủ phương tiện, kiến thức để phẫu thuật. Trường hợp giống bệnh nhân Hà Thị T ở Phú Thọ thì chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật 3 ca. Kinh phí để phẫu thuật không cao nhưng khá nguy hiểm. “Theo kinh nghiệm của tôi, trường hợp của chị T là bị bi bệnh u lành tính Phyloid”. ”.

Ông Sơn giải thích, vì để lâu nên ngực chị T sa trễ quá nhiều, đồng nghĩa với việc phần da ở ngực bị giãn, tổn thương nặng, da dễ bị hoại tử. Đáng lưu ý hơn là khi ngực có kích thước lớn như vậy thì lượng máu trong ngực quá lớn. Theo kinh nghiệm của ông, điều này gây trở ngại trong quá trình phẫu thuật, sợ mất nhiều máu.

“Tiến hành phẫu thuật sẽ rất nguy hiểm, rủi ro, bệnh nhân có thể tử vong ngay tại chỗ. Trường hợp bệnh nhân Hà Thị T, (Phú Thọ) thì càng tiến hành phẫu thuật càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, bệnh viện, các y bác sỹ phải có sự chuẩn bị kỹ càng về mọi mặt trước khi tiến hành phẫu thuật”, ông cho hay.

Ông cũng cho biết thêm, với trường hợp của chị T, thông thường khi phẫu thuật các bác sỹ sẽ tiến hành hạ huyết áp bệnh nhân xuống. Đồng thời phải chuẩn bị trước một lượng máú nhất định để sẵn sàng tiếp máu khi bệnh nhân bị mất máu quá nhiều.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Ngọc Thi (Gia Đình & Xã Hội)
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN