Biểu hiện ngộ độc rượu bia có diễn biến nặng, nguy hiểm
Dưới đây là những biểu hiện ngộ độc rượu bia có diễn biến nặng, nguy hiểm, mọi người cần biết.
TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc Bạch Mai, ở người ít uống rượu, các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường đi cùng với nồng độ rượu trong máu.
(Ảnh minh họa).
Dưới đây là những biểu hiện ngộ độc rượu bia có diễn biến nặng, nguy hiểm, mọi người cần biết:
- Bất tỉnh, gọi hỏi không biết.
- Co giật.
- Tê, yếu chân tay một bên chân tay hoặc một bên mặt, nói ngọng trong khi đã tỉnh táo.
- Thở khò khè, ứ đọng đờm rãi ở miệng họng, ho yếu. Thở yếu, nhịp thở không đều, thở chậm hoặc ngừng thở. Có thể hít sâu và nhịp thở nhanh.
- Da, môi, móng tay tím tái hoặc nhợt, lạnh.
- Đái, ỉa ra quần, đái ít (lượng nước tiểu ít hơn bình thường).
- Nhìn mờ, nhìn một vật thành hai.
- Nôn nhiều, đau bụng, bụng chướng.
- Mệt nhiều.
Cũng theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, tùy cơ địa từng người sẽ có những phản ứng khác nhau, khi uống rượu chứa methanol. Có người sau khi uống có biểu hiện say rượu thông thường. Thậm chí, có thể sau 2 ngày, người uống mới xuất hiện biểu hiện ngộ độc. Đặc biệt, methanol được chuyển hóa và thải trừ rất chậm. Nếu bị ngộ độc mà bệnh nhân không tử vong, thì methanol có thể vẫn còn phát hiện thấy trong cơ thể tới 8 ngày sau khi uống rượu.
Vì vậy, nếu để methanol tồn tại trong cơ thể giờ nào, thì chất độc này chuyển dần thành axit formic gây tổn thương mắt và não.
Theo các bác sĩ, ngộ độc rượu có những dấu hiệu rõ rệt hơn. Thời gian chậm nhất là 24 giờ sau khi uống rượu pha cồn methanol, các triệu chứng của ngộ độc rượu sẽ xuất hiện.
Cách sơ cứu
Nếu ứ đọng đờm rãi, thở khò khè, bất tỉnh: nằm nghiêng sang một bên.
Thở yếu, ngừng thở: hô hấp nhân tạo bằng các phương tiện và điều kiện có tại chỗ.
Nếu co giật:
- Không để người bệnh ngã hoặc va đập vào các vật cứng, không cho các vật cứng vào miệng.
- Quan sát kỹ người bệnh, nếu thở yếu, ngừng thở hoặc tím tái thì hô hấp nhân tạo.
Nếu người bệnh có một trong các dấu hiệu nặng, nguy hiểm nêu trên thì gọi vận chuyển cấp cứu, nhân viên y tế gần nhất, người hỗ trợ và đưa tới cơ sở y tế.
Nếu tình trạng nhẹ hơn:
- Không tự đi lại một mình, không tự lái xe, không vận hành máy móc hay lao động khác.
- Ăn đủ: các chất tinh bột (cơm, cháo, mỳ,…), hoặc cho uống nước đường.
- Nằm ngủ: tư thế nằm nghiêng đầu và vai cao hơn, giữ ấm có người theo dõi (đảm bảo thở đều, êm và hồng hào, gọi hỏi biết).
- Ủ ấm (nếu thời tiết lạnh), tránh lạnh.
Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) đã có khuyến cáo đến người dân các nguyên tắc phòng chống ngộ độc rượu.
Nguồn: [Link nguồn]