Biết lý do trẻ em Nhật Bản luôn đi chân trần khiến ai cũng phải tâm phục khẩu phục
Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật khuyến khích trẻ nhỏ đi chân trần, tất cả đều có lý do rất khoa học.
Trong một dịp đến Nhật Bản tôi có ghé thăm nhà của một người bạn. Thấy cô con gái của bạn đang đi chân trần trên nền nhà, tôi bất giác nói: "Sàn nhà rất lạnh, sao cháu không mang dép hay tất".
Lúc này, bố của cô bé và cũng là bạn tôi đáp lại: "Sẽ không có vấn đề gì nếu không mang dép trong nhà vào những ngày nóng. Hơn nữa, đi chân trần có nhiều lợi ích cho sự phát triển thể chất và trí não của một đứa trẻ. Mọi người thường được khuyên là nên mang tất để giữ ấm bàn chân, nếu không về già sẽ rất khổ. Nhưng trên thực tế, chân của trẻ lại mát hơn người lớn. Vì thế dù không mang tất hay giày thì chúng cũng không dễ dàng bị nhiễm lạnh".
Khi nghe bố của cô bé giải thích, tôi ngẫm ra những điều đó không phải là sai và bắt đầu tìm hiểu vì sao những đứa trẻ ở Nhật Bản lại được khuyến khích đi chân trần như vậy.
Xét về khía cạnh y học, khi đi chân trần như vậy, nhiều người nghĩ trẻ sẽ lạnh nhưng thực tế là bàn chân không dễ dàng bị lạnh như vậy. Có rất nhiều tuyến mồ hôi ở bàn chân một đứa trẻ, nó có tác dụng giúp cơ thể tản nhiệt. Ngoài ra, bàn chân ở xa tim nhất, nó không nhận được nhiều máu như những bộ phận khác nên rất mát khi chạm vào.
Tại Nhật Bản, cả phụ huynh và nhà trường đều khuyến khích trẻ đi chân trần. Để thực hiện "giáo dục chân trần" một cách phối hợp và hiệu quả, cha mẹ luôn tạo điều kiện cho trẻ đi chân trần trên bãi biển và vui chơi trên bãi cỏ. Tại các trường mẫu giáo, nhà trường sẽ làm một số sàn cát, gỗ, thậm chí là cả dốc để tạo điều kiện cho trẻ đi chân trần mọi lúc mọi nơi.
Tại sao Nhật Bản lại áp dụng cách giáo dục đi chân trần?
Không phải ngẫu nhiên mà người Nhật lại khuyến khích trẻ đi chân trần như vậy, có 4 lợi ích đáng kinh ngạc mà nói mang lại như sau:
1. Thúc đẩy phát triển trí não
Mặc dù lòng bàn chân nhỏ nhưng nó có tới 66 huyệt đạo, 72 vùng phản xạ nên còn được gọi là "trái tim thứ 2". Khi đi chân trần, lòng bàn chân và ngón chân sẽ tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Trẻ có thể cảm nhận được nhiệt độ, áp lực, độ trơn trợt, độ nghiêng... Những thay đổi này có thể kích thích sự phát triển của não bộ rất tốt.
2. Cải thiện tốc độ phản ứng của cơ thể
Trẻ em đi chân trần, không dùng giày hoặc tất sẽ cảm nhận được sự thay đổi nhỏ do trọng lực cơ thể tác động lên mọi thứ. Khi một đứa trẻ đi chân trần, các đầu dây thần kinh và cơ quan cảm giác ở lòng bàn chân sẽ cung cấp những thông tin mà nó thu nhập được cho não bộ, thông qua hệ thần kinh trung ương, từ đó cải thiện khả năng vận động và tốc độ phản ứng của cơ thể.
3. Có một đôi chân đẹp
Trước 6 tuổi, khung bàn chân đã hoàn thành được 80% và dần cố định khi trẻ 10 tuổi. Lúc này, nếu chân có vấn đề gì thì cũng rất khó để thay đổi. Việc đi chân trần sẽ thúc đẩy việc tạo ra một khung bàn chân đẹp, cho phép trẻ có thể dễ dàng di chuyển với những bài tập thể dục khó như đi thăng bằng chẳng hạn.
Đặc biệt, nếu trẻ từ nhỏ được đi chân trần thì sau 10 năm, chân của chúng sẽ thẳng, phẳng, giữ thăng bằng tốt và nhiều lợi ích khác.
4. Tăng cường thể lực
Lòng bàn chân cách xa tim, ở đây tập trung rất ít máu và được xem như "đế tản nhiệt" của cơ thể. Nếu cha mẹ tạo điều kiện cho con cái đi chân trần, thực hiện massage chân, đặc biệt là khu vực lòng bàn chân nơi tập trung nhiều huyệt đạo và dây thần kinh phản xạ, cơ thể trẻ sẽ nhận được nhiều kích thích khác nhau giúp tăng cường lưu thông máu, thải độc kịp thời, cải thiện sự trao đổi chất trong cơ thể.
Theo một nghiên cứu, hệ thần kinh não bộ của trẻ hoàn thành 80% khi trẻ khoảng 3 tuổi, và 90% khi trẻ 6 tuổi. Lối sống của trẻ từ 0 - 6 tuổi có tác động rất lớn đến khả năng học tập, thể lực, kỹ năng giao tiếp của trẻ 10 năm sau đó. Vì thế, đi cha mẹ không nên bỏ qua cơ hội để trẻ tăng cường và phát triển trí não.
Nguồn: [Link nguồn]
Ngay từ thời xa xưa, người Nhật đã sớm nhận ra công dụng tuyệt vời của loại tảo này và ngày càng trở nên phổ biến...