Biến thể Omicron vẫn chiếm ưu thế, miễn dịch cộng đồng đang giảm

Sự kiện: Tin tức COVID-19

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định dịch COVID-19 đang gia tăng trở lại.

Theo Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến thể phụ BA.4, BA.5, BA.74, BA.2.12.1 trong cộng đồng, số mắc có thể gia tăng trong thời gian tới.

Tại Hà Nội, biến thể Omicron vẫn là biến thể chiếm ưu thế. Hiện nó đã được phát hiện tại 30/30 quận huyện với 382/404 mẫu (94,5%) nhiễm biến thể Omicron. Còn lại 22/404 mẫu (5,5%) nhiễm biến thể Delta.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Theo Ban chỉ đạo Phòng chống dịch COVID-19 Quốc gia, trong nước, dịch COVID-19 vẫn đang được kiểm soát tuy nhiên vẫn tiềm ẩn nguy cơ diễn biến phức tạp, khó lường.

Thứ nhất, virus biến đổi, xuất hiện các biến thể mới.

Thứ 2, hiệu lực bảo vệ của vắc-xin suy giảm theo thời gian.

Thứ 3, các dịch bệnh thông thường, dịch bệnh theo mùa có xu hướng gia tăng dẫn đến nguy cơ dịch chồng dịch.

Thứ 4, có tâm lý lơ là, chủ quan ở một bộ phận người dân và chính quyền một số địa phương.

Thứ 5, tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan.

Vì thế, Ban chỉ đạo đề nghị các địa phương khẩn trương hoàn thành việc tiêm vắc-xin theo mục tiêu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia đã đề ra. Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm chủng thấp nghiêm túc rà soát, xem xét trách nhiệm các cấp, làm rõ nguyên nhân chưa hoàn thành việc tiêm vắc-xin để khẩn trương có biện pháp khắc phục.

PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế nhận định dịch COVID-19 đang gia tăng trở lại.

Số ca mắc được công bố mỗi ngày chưa phải là con số thực tế bởi nhiều người không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ nên không xét nghiệm. Một số người xét nghiệm dương tính nhưng không khai báo.

Theo ông, thời gian qua, miễn dịch cộng đồng đang giảm bởi đặc thù của miễn dịch COVID-19 khác với nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Với COVID-19, sau lần mắc đầu tiên một thời gian, miễn dịch giảm dần nên nhiều người đã mắc bệnh lần 2. Kể cả khi tiêm đủ các liều vắc-xin cơ bản thì miễn dịch của vắc-xin cũng giảm trong vòng vài tháng, do đó cần tiêm các mũi nhắc lại.

Việc tiêm vắc-xin cần đặc biệt lưu ý đến đối tượng có nguy cơ cao, người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch… Những trường hợp trước chống chỉ định mà nay không chống chỉ định nữa thì cần rà soát để tiêm. Trẻ em cũng cần tiêm vắc-xin vì nếu mắc sẽ lây cho người già, người có bệnh nền, chưa kể nguy cơ mắc Hội chứng viêm đa hệ thống ở trẻ em (MIS-C).

Dịch bệnh được dự báo vẫn còn diễn biến khó lường trên thế giới trong thời gian tới. Tổ chức Y tế thế giới đánh giá thế giới vẫn đang trong giai đoạn đại dịch và cảnh báo về những biến thể mới của virus SARS-CoV-2 có thể làm cho dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại.

Vắc-xin vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch; đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tiêm chủng, chủ động xây dựng và triển khai các kịch bản, phương án đáp ứng với mọi tình huống dịch bệnh; tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác.

Tuy nhiên, theo thống kê của Bộ Y tế trong ngày 25/9, chỉ có 10 tỉnh, thành triển khai tiêm chủng vắc-xin COVID-19 với gần 9.000 liều được tiêm. Nhiều địa phương vẫn tiêm chậm, thấp hơn tỷ lệ bình quân cả nước các mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên theo hướng dẫn; tiêm cho trẻ từ  5- dưới 12 tuổi thấp, chậm.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.472.301 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 115/230 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Nguồn: [Link nguồn]

Chuyên gia cảnh báo một người có thể vừa nhiễm cúm, COVID-19 và sốt xuất huyết

Nhiều người có thể đồng nhiễm 2-3 bệnh như nhiễm cúm, COVID-19, sốt xuất huyết, khi ấy nguy cơ bị nặng rất cao.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN