Bị tái nhiễm cúm A nguy hiểm thế nào?

Sự kiện: Dịch cúm
00:00 / 0:00
Chuẩn
Tốc độ đọc

Khỏi bệnh cúm A rồi thì có thể bị lại không, đó là câu hỏi của nhiều người trong thời điểm bệnh cúm vẫn đang chiếm sự quan tâm của chúng ta.

Theo BS. Phạm Thái Anh (Bệnh viện Bắc Thăng Long), cúm A hoàn toàn có thể tái phát. Virus cúm A có khả năng cao biến đổi liên tục, vậy nên hệ miễn dịch của cơ thể sẽ không thể tạo ra những miễn dịch vĩnh viễn với virus.

Cúm A bị lại nguy hiểm như thế nào?

Khi bị nhiễm cúm A lần đầu tiên thì cơ thể của chúng ta sẽ tạo ra miễn dịch với chủng virus cúm đó. Bị cúm A lần thứ hai tức là cơ thể đã nhiễm loại virus cúm A khác. Lúc này, nguy cơ biến chứng cúm A sẽ cao hơn rất nhiều. Điều này đặc biệt nghiêm trọng ở những người cao tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi, những người có bệnh lý nền như hen suyễn, bệnh tim mạch, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, bệnh đái tháo đường, bệnh thận, phụ nữ đang mang thai,…

Cúm A là bệnh lây truyền qua đường hô hấp. Thực tế, trẻ nhỏ, người suy giảm miễn dịch và những người bị bệnh nặng do cúm có thể thải virus vào đường hô hấp trong thời gian dài hơn nhiều. Theo cùng cơ chế đó, những người bị cúm A nhiều lần thì nguy cơ lây bệnh cho người khác cũng cao hơn.

Bệnh cúm A hoàn toàn có thể tái phát.

Bệnh cúm A hoàn toàn có thể tái phát.

Người bị tái nhiễm cúm A cần được chăm sóc như thế nào?

Cơ thể khi bị tái nhiễm cúm A có thể sẽ khó tạo ra miễn dịch với virus. Việc điều trị nhiều khi sẽ khó khăn hơn do virus cúm A biến đổi liên tục mặc dù cách điều trị cúm A bị lại cũng tương tự như cách điều trị cúm A lần đầu tiên.

Người bị tái nhiễm cúm A nên nghỉ ngơi đầy đủ. Đây là cách tốt nhất để giúp cho cơ thể bạn chống lại virus cúm A. Lưu ý, luôn bổ sung nước ấm trong suốt cả ngày, giúp cho cơ thể của bạn bù nước và điện giải bị mất do sốt.

Cũng như cách điều trị cúm A lần đầu tiên, người bệnh cần uống thuốc đầy đủ theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc giảm đau, hạ sốt, ho... sẽ giúp giảm bớt những triệu chứng do virus cúm A gây ra. Điều cần lưu ý là cần theo dõi nhiệt độ cơ thể người bệnh thường xuyên. Khi có triệu chứng bất thường, chả hạn như: thở nhanh, khó thở, đau ngực, mất nước, sốt trên 40 độ..., thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Lời khuyên phòng ngừa tái nhiễm cúm A

Lời khuyên đầu tiên để có thể phòng ngừa được cúm A bị lại là bạn nên đi tiêm ngừa vắc xin cúm hằng năm. Đây là loại vắc xin an toàn với hầu hết mọi người, trừ người dị ứng với vắc xin. Đồng nghĩa đây là giải pháp an toàn với cả những đối tượng đặc biệt như trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên, người trên 65 tuổi và phụ nữ đang mang thai. Vắc xin cúm sẽ tạo ra cho cơ thể miễn dịch với các chủng virus cúm phổ biến, nhất là trong mùa cúm.

Việc tiêm ngừa vắc xin cúm cần được thực hiện để ‘đón đầu’ mùa cúm, tức là thời điểm tiêm lý tưởng là tháng 9 và tháng 10 hàng năm.

Cơ thể của người vừa trải qua căn bệnh cúm thì hệ miễn dịch chưa thể trở lại ngay trạng thái bình thường. Để tránh bị tái nhiễm cúm A, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc sau đây:

Nguyên tắc 1: Tránh xa đám đông

Bạn cần ghi nhớ, bất cứ đám đông nào cũng là ổ dịch của những căn bệnh truyền nhiễm. Để giữ an toàn cho cơ thể đang lúc yếu ớt, bạn cần hạn chế tối đa đến những nơi công cộng.

Nguyên tắc 2: Rửa tay thường xuyên và đúng cách

Mặc dù rửa tay không thể tiêu diệt hoàn toàn các mầm bệnh nhưng đây là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả và rẻ tiền nhất. Vì thế, cần thường xuyên rửa tay sạch sẽ. Nên rửa tay thật sạch bằng xà phòng và nước ấm trong vòng ít nhất 30 giây. Khi không có xà phòng và nước, có thể sử dụng dung dịch rửa tay khô hoặc cồn khử khuẩn.

Nguyên tắc 3: Hạn chế chạm tay vào mắt, mũi, miệng

Hạn chế dùng tay chạm lên khuôn mặt, bởi nếu bàn tay đã từng tiếp xúc với bề mặt hoặc vật dụng bị ô nhiễm, virus cúm rất có khả năng xâm nhập qua mũi, mặt, miệng hoặc phổi.

Nguyên tắc 4: Tạo ra cho cơ thể một hệ thống miễn dịch hoạt động tốt

Duy trì lối sống khoa học: Đó là rèn luyện thói quen ngủ sớm, dậy sớm, ngủ đêm đủ giấc để có thể tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể. Thường xuyên vận động: tập các bài thể dục cơ bản, chạy bộ nhanh, bơi lội, đạp xe, đánh cầu lông, đá bóng,…

Thực hiện chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Duy trì chế độ dinh dưỡng đều đặn với các thực phẩm giàu chất xơ (rau xanh, trái cây…); Chất béo lành mạnh (cá hồi, dầu ô liu, hạt chia,…); Các thực phẩm lên men hoặc men vi sinh sữa chua, kim chi, dưa cải muối chua, đậu tương lên men… Đồng thời, hạn chế các thực phẩm chứa nhiều chất béo và chất đạm có hại. Hạn chế tối đa lượng đường trong khẩu phần ăn. Lưu ý luôn uống nhiều nước hàng ngày. Bổ sung vitamin và các khoáng chất để cải thiện chức năng của hệ thống miễn dịch, đặc biệt khi có sự kết hợp với chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Loại bỏ cảm xúc tiêu cực: Cơ thể dễ dàng bị virus tấn công khi bạn lưu giữ cảm xúc tiêu cực, căng thẳng kéo dài, bởi chúng làm rối loạn chức năng của các tế bào miễn dịch, thúc đẩy quá trình sinh viêm. Vì thế, cần giữ cho bản thân luôn ở trạng thái cảm xúc cân bằng.

Bệnh cúm A là căn bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính với các triệu chứng như sốt, nhức đầu, đau mình, hắt hơi, chảy mũi. Bệnh nếu không được điều...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Võ Hồng Thu ([Tên nguồn])
Dịch cúm Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN