Bí quyết vui với ‘chuyện ấy’ của bệnh nhân tiểu đường
Dao động đường máu là thành phần không tách rời cuộc sống bệnh nhân tiểu đường. Độ đường máu lệch chuẩn gây trạng thái tâm lý tệ hại cho nạn nhân: buồn ngủ, đau đầu, mệt mỏi và chán nản… dẫn đến suy giảm ham muốn gần gũi.
Trục trặc tấn công 20-60% người bệnh
Tình trạng phổ cập những sự cố thầm kín ở bệnh nhân tiểu đường cao vượt trội trong cộng đồng xã hội. Số liệu thống kê cho thấy, rối loạn nhiều dạng khác nhau ghi nhận ở 20-35% tổng số nữ bệnh nhân và 35-60% nam bệnh nhân.
Thực tế hơn 20 năm hành nghề, tôi đã điều trị cho hàng nghìn bệnh nhân tiểu đường. Đông nhất phái mạnh vì lý do rối loạn cương dương, tỷ lệ cao gấp 3-4 lần người khoẻ mạnh. GS. BS Michal Lew-Starowicz, bác sĩ tâm lý trị liệu kiêm chuyên gia tình dục nổi tiếng Ba Lan chia sẻ.
Thủ phạm những trục trặc mày râu là nồng độ đường máu quá thấp hoặc quá cao dẫn đến tổn thương thần kinh, mao mạch hoặc thận. Những sự cố cản trở nỗ lực cậu nhỏ vươn tới cực điểm 12 h, duy trì cương cứng đủ thời lượng thâm nhập và gây đau, thời gian thực hiện công đoạn này.
Nỗi khổ nữ bệnh nhân
Với phái đẹp, những nhân tố tâm lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sinh hoạt thầm kín. Khó chịu với chứng bệnh và hình thể biến dạng dẫn đến tâm lý hoảng loạn và stress xui khiến người đẹp lảng tránh gần gũi.
Tệ hơn so với đồng loại khoẻ mạnh, chị em tiểu đường rất hay bị nấm âm đạo, nấm niệu đạo và viêm bàng quang. Dẫn đến những rối loạn tiểu tiện, bỏng rát và đau đớn, mỗi lần “yêu”.
Đó là chưa kể hiện tượng cơ quan sinh dục thiếu máu, trong đó có tình trạng clitoris tụt giảm mẫn cảm với động chạm. Vậy nên chị em rất khó thụ hưởng cực khoái, mất hứng từ sinh hoạt phòng the.
Đồng minh của bệnh hiểm
Những biệt dược sử dụng điều trị bệnh gắn với tiểu đường cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chức năng thầm kín nạn nhân. Đó là thuốc hạ huyết áp, thuốc hạ nồng độ cholesterol, thuốc lợi tiểu hoặc chống trầm cảm.
Ở mức độ khác nhau, những tân dược đó có thể cắt giảm ham muốn, hưng phấn và triệt tiêu cơ may vươn tới cực khoái.
Tuy nhiên nên nhớ, bản thân những bệnh cộng sinh bệnh tiểu đường như áp huyết cao, tăng cholesterol máu hay trầm cảm cũng thường là nguyên nhân rối loạn thầm kín, GS. BS Michał Lew-Starowicz nhấn mạnh.
Kiểm soát đường máu và chăm gần gũi
Muốn ngăn ngừa ảnh hưởng tiêu cực của bệnh tiểu đường đến sinh hoạt phòng the, bạn cần nhớ vài chi tiết. Trước hết cần kiểm soát độ đường máu.
Không nên thực hiện gần gũi trường hợp đang bị hạ đường huyết (độ đường máu dưới 70 mg/dL), bởi hoạt động thể chất cường độ cao trường hợp này có thể dẫn đến hậu quả co giật, hôn mê, tổn thương não và thậm chí tử vong.
Có thể phòng ngừa tình huống rủi ro bằng cách kiểm tra độ đường máu trước và sau thao tác gần gũi, ăn một chút gì đó (thí dụ bánh ngọt). Trường hợp đã ngắt bơm bổ sung insulin cần nhớ, để giãn cách thời điểm bơm không dài hơn 120 phút.
Ăn một chút gì đó (thí dụ mẩu chocolate), có thể phòng ngừa tình huống rủi ro.
Hoạt động thể chất tích cực, áp dụng thực đơn lành mạnh và duy trì cân nặng hợp lý đóng vai trò quan trọng với phong độ người bệnh tiểu đường. Nỗ lực hạn chế chất béo có nguồn gốc động vật, tránh xa fast-food và rượu bia phát huy hiệu ứng hữu ích với động lực và ham muốn gần gũi, cả hai giới. Chuyên gia cũng khuyến cáo không hút thuốc lá, bởi độc tố nicotin sẵn có trong thuốc lá là thủ phạm tăng xác suất rối loạn thầm kín.
Ngoài ra nên biết, nỗ lực kiểm soát áp huyết và rối loạn mỡ máu duy trì nếp sống lành mạnh cùng điều trị nhanh, dứt điểm các bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu-sinh dục (nếu có) chính là đồng minh hỗ trợ hiệu quả sinh hoạt thầm kín bình thường, TS. Beata Sztangierska, chuyên gia điều trị bệnh tiểu đường chia sẻ.
Nhiều người lo lắng, nên “sinh hoạt” tần suất như thế nào để điều độ và tốt cho sức khoẻ.
Nguồn: [Link nguồn]