Bí quyết phòng ngừa nỗi ám ảnh viêm xoang mùa lạnh

Sự kiện: Bệnh viêm xoang

Viêm xoang gây nên những triệu chứng vô cùng khó chịu cho người bệnh, nhất là khi thời tiết chuyển mùa. Một số biện pháp hữu hiệu sau đây sẽ giúp bạn thoát khỏi ám ảnh viêm xoang với những cơn đau nhức trong mùa lạnh.

Viêm xoang là gì?

Viêm xoang được xem là một trong những bệnh khá phổ biến hiện nay, bệnh phần lớn là do nhiễm trùng gây nên. Viêm xoang được chia làm 2 loại đó là Viêm xoang cấp tính và Viêm xoang mãn tính. Dù viêm xoang ở mức độ cấp tính hay mãn tính đều có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Bí quyết phòng ngừa nỗi ám ảnh viêm xoang mùa lạnh - 1

Nguyên nhân gây bệnh viêm xoang

Do viêm mũi dị ứng hay sau khi nhiễm siêu vi cúm, sởi…bị bội nhiễm, viêm mũi dị ứng kéo dài hoặc do tình trạng vẹo, lệch vách ngăn. Có những trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng hay nhiễm trùng răng hàm trên.

Cơ địa dị ứng một chất nào đó, thường là các loại hóa chất, nước hoa hay thức ăn đã biến chất, làm cho niêm mạc mũi bị phù, nên gây bít tắc lỗ thông xoang và gây nhiễm trùng.

Sức đề kháng của cơ thể người bệnh không đủ sức chống lại các tác nguyên vi khuẩn, suy giảm miễn dịch, suy yếu niêm mạc của đường hô hấp, gây rối loạn hệ thần kinh thực vật.

Hoặc do sau chấn thương có tổn thương niêm mạc xoang. Mọi lý do cản trở luồng không khí đi vào và mang dẫn lưu chất tiết ra khỏi xoang đều khiến chất dịch ở trong xoang thoát không kịp, làm cho lỗ thông phù nhỏ thêm, lỗ thông xoang gần như bị tắc nghẹn. Gây ứ đọng chất nhầy cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn cũng như một số loại nấm phát triển ở trong các xoang.

Tình trạng mắc bệnh viêm xoang vào mùa lạnh

Những cơn gió đổi mùa, đến đột ngột, chuyển từ nóng sang lạnh khiến cơ thể chưa kịp thích nghi nên rất dễ mắc phải các bệnh về đường hô hấp.

Mũi là cửa ngõ đầu tiên của cơ thể tiếp xúc với dòng không khí mang hơi lạnh và hanh khô. Mũi có chức năng điều tiết, làm ấm, ẩm cho không khí hít vào. Khi trời lạnh khiến mũi phải làm việc nhiều hơn để đưa không khí sạch, ấm và ẩm vào phổi.

Ở một số người có cơ địa dị ứng, niêm mạc mũi sẽ có những phản xạ quá mẫn cảm như viêm mũi xúc tiết, viêm mũi dị ứng,…

Bí quyết phòng ngừa nỗi ám ảnh viêm xoang mùa lạnh - 2

Bệnh viêm mũi, xoang có thể gặp ở tất cả các mùa, nhưng với mùa lạnh sẽ gây ra cảm giác khó chịu nhiều hơn bởi các triệu chứng trở nên kéo dài hơn và sự tái phát cũng diễn ra nhanh hơn.

Những biểu hiện của viêm mũi, xoang thường gặp như: hắt hơi, chảy nước mũi, nghẹt mũi, ngứa mũi, đau nhức vùng mũi, vùng xoang,… Khi mắc bệnh sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, công việc, học tập cũng như giao tiếp.

Cách phòng ngừa viêm xoang

Giữ gìn vệ sinh, dùng khẩu trang hoạt tính khi đi ra ngoài đường có tác dụng giữ ấm cho mũi, hạn chế sự xâm nhập của bụi bẩn, vi khuẩn gây hại.

Vệ sinh răng, họng, miệng hằng ngày bằng cách đánh răng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy; xúc miệng bằng nước muối sinh lý để tiêu diệt vi khuẩn răng miệng. Giữ cho họng và miệng sạch khuẩn nhằm hạn chế việc mắc bệnh viêm xoang, bởi hệ thống xoang và các bộ phận của đường hô hấp trên có sự liên thông với nhau.

Giữ ấm cho cơ thể, không khí khô là tác nhân chính gây nên bệnh viêm mũi, xoang lúc giao mùa. Vì vậy, việc giữ ẩm cho không khí lúc này là vô cùng cần thiết. Bạn có thể sử dụng máy tạo ẩm để tăng cường độ ẩm cho không khí.

Thời tiết lạnh cũng là nguyên nhân phổ biến gây viêm mũi, xoang. Cho nên, bạn cần phải luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, ngực và mũi. Làm ấm vùng mũi mỗi khi thức dậy vào buổi sáng bằng cách dùng hai bàn tay chụp lại hai bên vùng cánh mũi và miệng, tay xoa xoa, tập thở ra hít vào, thực hiện như vậy trong khoảng vài phút.

Bí quyết phòng ngừa nỗi ám ảnh viêm xoang mùa lạnh - 3

Chế độ dinh dưỡng, sức đề kháng yếu khiến cho bạn rất dễ mắc phải nhiều loại bệnh, trong đó có viêm mũi, xoang. Vì vậy, bạn nên bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như kẽm, vitamin A,C, omega3,… để tăng cường sức đề kháng, khả năng chống chọi với vi khuẩn gây bệnh.

Tắm Bằng nước ấm vào mùa chuyển lạnh, khi thời tiết chuyển lạnh bạn cần thường xuyên tắm nước ấm và nên tắm sớm khi mặt trời còn mọc, không nên tắm quá trễ. Sau khi tắm cần làm khô ngay và mặc đồ giữ ấm cơ thể.

Dùng các thảo dược có tính ấm, đối với một số người bị viêm mũi dị ứng, hay tái đi tái lại hay chảy nước mũi, nghẹt mũi, điếc mũi… Có thể điều trị và dự phòng các thuốc thảo dược trong nhà như: Kim Ngân Hoa, Kim Nhĩ Tử, Bạc Hà… Để làm ấm cơ thể, tăng sức đề kháng, phòng bệnh v, điêm mũi vào mùa đông. Nếu được một ít trà gừng vào buổi sáng và tối là rất tốt.

Cách điều trị

Người bệnh cần được sử dụng kháng sinh, thuốc chống phù nề, chống viêm ngay lập tức. Chỉ áp dụng phương pháp xịt rửa xoang khi người bệnh đã bớt viêm nhiễm (bạch cầu trở về mức bình thường, không còn sốt…).

Xông các loại tinh dầu của hoa cỏ hôi, lá húng, bạc hà hoặc thường thấy hơn như lá hương nhu, lá chanh. Các bạn xông bằng phương pháp vò rồi đưa lên mũi để hít.

Bí quyết phòng ngừa nỗi ám ảnh viêm xoang mùa lạnh - 4

Ngâm chân mỗi tối trước khi ngủ luôn mang lại một hiệu quả nhất định trong việc trị viêm xoang mùa lạnh. Các bạn có thể bỏ vào một muỗng cà phê muối vào dung dịch nước ngâm và ngâm hai bàn chân trong đó khoảng từ 15 phút đến nửa tiếng. Tiếp đến, bạn lau chân cho khô rồi mang thêm vớ để giữ ấm chân. Các bạn cũng nên tập một thói quen kê gối cao khi ngủ.

Các cơn viêm xoang cấp thường có những triệu chứng lâm sàng như: Đau đầu mức độ nặng, hơi bị mệt lả và sốt nhẹ, nước mũi hôi và dính. Điều đó báo hiệu mũi bạn đã bị nhiễm khuẩn, do đó, bạn cần phải được điều trị với thuốc kháng sinh. Tuy vậy, các chuyên gia khuyến cáo, thời gian thực hiện phương pháp này chỉ được nằm trong khoảng thời gian từ một đến hai tuần.

Cách đơn giản tự chữa viêm xoang

Viêm xoang là bệnh rất phổ biến ở nước ta. Nguyên nhân chủ yếu do viêm mũi, cảm cúm, đôi khi do viêm họng; do tắm,...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Quỳnh Anh (Thế Giới Trẻ)
Bệnh viêm xoang Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN