Bị ngạt khói trong đám cháy, muốn sống sót phải làm theo cách này

Nếu hít phải khói độc trong đám cháy có thể bị hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Vụ cháy chung cư Carina Plaza (Q.8, TP.HCM) đã làm 13 người chết và 39 người bị thương. Tất cả nạn nhân đều được đưa đến điều trị ở nhiều bệnh viện trên địa bàn TP.HCM. Hầu hết nạn nhân phải xử trí hút khói bụi hoàn toàn.

Bị ngạt khói trong đám cháy, muốn sống sót phải làm theo cách này - 1

Người dân thoát nạn vẫn chưa hết bàng hoàng vì cháy chung cư cao cấp

Theo bác sĩ Nguyễn Thống, nguyên Trưởng khoa Bỏng, Bệnh viện Saint Paul (Hà Nội), hầu hết người chết trong hỏa hoạn do hít khói.

Khi cháy, khói dễ dàng phát tán, dẫn đến mất phương hướng, khó nhìn nên các nạn nhân vụ cháy càng khó thoát ra ngoài. Thêm vào đó, tổn thương ở phổi và đường hô hấp do hít phải khí độc đôi khi chỉ xuất hiện sau 24-36 giờ tiếp xúc khiến nạn nhân chủ quan, không kịp xử lý.

Trong các trường hợp nhập viện vì hít phải khói, các bác sĩ hay gặp bệnh nhân bị ngộ độc do khí CO, rất độc với hệ hô hấp và tuần hoàn. Nhẹ thì người bệnh có biểu hiện nôn mửa, đau đầu, rối loạn tâm thần, nặng thì hôn mê, truỵ tim mạch, tử vong.

Tuỳ từng nồng độ, cơ địa, thời gian hít phải khói mà tình trạng ngộ độc nặng hay nhẹ. Do đó, người dân khi hít phải khói, không nên chủ quan mà phải đi khám vì có thể tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến viêm phổi.

Đặc biệt khi có biểu hiện ho, khó thở nhẹ, khạc ra đờm màu đen như bồ hóng, nhức đầu, buồn nôn, thở nhanh, mạch nhanh thì phải đi viện ngay.

BS Thống khuyên người dân nếu thấy cháy, khói nhiều thì tìm lối ra bằng cách đi thấp, sát sàn nhà, không đứng cao; không sử dụng nhà vệ sinh; thoát ra ban công chờ người cứu hoặc xuống cầu thang bộ; dùng khăn ướt che mũi, miệng để cản trở chất độc vào đường hô hấp.

Nếu thấy bản thân hoặc người thân bị khàn tiếng, thay đổi giọng nói, thở gấp, đờm đen thì cần tới ngay bệnh viện cấp cứu vì bạn đã gặp phải vấn đề nghiêm trọng với sức khỏe và tính mạng.

Tiến sĩ Nguyễn Như Lâm, Phó giám đốc Viện Bỏng Quốc gia lý giải, khi nhiệt độ quá cao, con người hít phải khí nóng vào gây tổn thương đường niêm mạc, đường thở gồm từ mũi đến phổi.

Đầu tiên là gây phù nề, gây tiết dịch trong đường thở, đường thở chít hẹp lại, ôxy đang thiếu lại càng thiếu hơn, càng phù nề tạo thành vòng, đến lúc nào đó sẽ dẫn ngộ độc do thiếu ôxy.

Bên cạnh đó, nạn nhân cũng có thể bị ngộ độc các khí tạo ra trong quá trình cháy như Co và Cyanide, gây tử vong rất nhanh.

Đối với những người bỏng hô hấp có 3 loại tổn thương: Tổn thương trực tiếp do nhiệt, hoại tử đường thở; hít phải các khí độc, kích thích tổn thương đường thở, tổn thương phổi; khí độc ngấm từ phối vào vào máu là Co và Cyanide.

Bệnh nhân bỏng hô hấp thường tổn thương phổi rất nghiêm trọng, để lại nhiều biến chứng như: Suy hô hấp; bít tắc đường thở do đờm dãi, do niêm mạc hoại tử, bong ra rơi vào đường thở khiến bệnh nhân tử vong. Đây là giai đoạn sớm.

Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân bị viêm phổi, bị hội chứng suy hô hấp cấp tiến triển, tỷ lệ tử vong 80%.

Theo TS Lâm, những trường hợp bị bỏng hô hấp cần được xử trí kịp thời, ra nơi thoáng ký, thở ôxy ngay để thải khí CO và Cyanide ra khỏi cơ thể. Đến bệnh viện, bệnh nhân được nội soi đường thở để tìm dị vật, hút đờm dãi tắc, đồng thời chẩn đoán vị trí bỏng, mức độ bỏng, điều trị bỏng.

Bệnh viện huy động toàn lực cứu nạn nhân vụ cháy chung cư cao cấp

Ngay khi nhận được tin báo, các bệnh viện xung quanh khu vực toà nhà Carina Plaza, đường Võ Văn Kiệt, phường 16, quận 8 đã...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Cháy chung cư 13 người chết Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN