Bị khàn giọng mãi không dứt, người đàn ông đi khám thì phát hiện bị ung thư vòm họng
Chủ quan bỏ qua các dấu hiệu bình thường nhưng dai dẳng, bệnh nhân không ngờ mình bị mắc ung thư.
Theo trang Sohu, ông Wang (51 tuổi) ở Trung Quốc có thói quen hút 2 bao thuốc lá và uống nửa lít rượu mỗi ngày. Trong 2 tuần trở lại đây, ông cảm thấy cổ họng của mình bị khàn, đau khi nói chuyện nên đã tới bệnh viện kiểm tra.
Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện có những nốt sần ở 2 dây thanh quản, đồng thời phát hiện có dị vật, ông Wang được chẩn đoán ung thư vòm họng.
Trên thực tế, bệnh khàn giọng của ông Wang đã có từ 1 năm nay nhưng ông chưa từng quan tâm tới nó. Nếu lần này tình trạng không quá nghiêm trọng, có lẽ ông không đi khám và biết được mình bị ung thư.
Những bệnh lý liên quan tới khàn giọng
Nhiều người chắc hẳn đã từng bị khàn giọng, có thể là do cảm lạnh hoặc viêm họng. Các nguyên nhân gây khàn tiếng được xem xét trên lâm sàng chủ yếu được chia thành 4 loại: Viêm, chấn thương, khối u, bệnh lý bẩm sinh.
Thông thường tình trạng khàn tiếng nhẹ có liên quan đến tình trạng viêm họng, còn những trường hợp nghiêm trọng hơn được coi là do các khối u trong cổ họng chèn ép lên dây thanh quản.
Các chuyên gia Khoa Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Trung Sơn số 1, Trung Quốc nhắc nhở: “Ngoài là triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng, khàn tiếng còn có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác như bệnh tăng sinh lành tính của dây thanh quản, bệnh viêm họng cấp và mãn tính, trào ngược thanh quản, bất thường dây thần kinh thanh quản và tiền ung thư cổ họng, tổn thương và áp xe cổ họng”.
Ung thư vòm họng dễ bị bỏ qua, 3 triệu chứng cần chú ý
Mặc dù ung thư vòm họng là một loại khối u ác tính nhưng nếu được chẩn đoán ở giai đoạn sớm, trải qua quá trình điều trị đúng cách, tỷ lệ sống sót cao.
Khàn giọng do cảm lạnh thông thường hoặc viêm họng cũng sẽ cải thiện sau khi tình trạng viêm thuyên giảm. Trong khi khàn tiếng do các nốt dây thanh quản hầu như không xảy ra liên tục, chẳng hạn như các triệu chứng nhẹ vào buổi sáng và các triệu chứng nặng vào buổi tối.
Ung thư vòm họng thì khác, tình trạng khàn tiếng tăng dần, mất tiếng ở giai đoạn nặng, đau họng, đi ngoài ra máu. Nếu tình trạng khó chịu kéo dài hơn 2 tuần, cần đi khám ngay.
Nếu nhận thấy có 3 triệu chứng dưới đây xảy ra, cần nghi ngờ đó là ung thư vòm họng:
- Đau tai
Khi ung thư vòm họng phát triển đến giai đoạn nặng, các mô khối u rất dễ bị vỡ, lúc này dây thần kinh cảm giác ở họng sẽ bị ảnh hưởng. Đồng thời do dây thần kinh thanh quản nối với dây thần kinh tai nên thường gây đau tai.
- Khàn giọng
Đây là triệu chứng phổ biến nhất của bệnh ung thư vòm họng, đặc biệt là các khối u xuất hiện ở vòm họng, dễ đè lên dây thanh quản và gây ra tình trạng khàn tiếng.
Tình trạng không thể thuyên giảm bằng cách uống nước hoặc nghỉ ngơi, khàn tiếng có đặc điểm liên tục và nặng dần.
- Cảm giác có dị vật trong cổ họng
Khi các khối u to lên, nó khiến bệnh nhân cảm thấy khó nuốt, kích thích màng nhầy ở cổ họng, gây ho ra máu và đờm.
Những thói quen gây ung thư vòm họng
Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng chiếm từ 5,7% đến 7,6% các khối u ác tính toàn thân, thường gặp ở nam giới trung niên và người trên 40 tuổi.
Cổ họng là một bộ phận quan trọng tạo ra tiếng nói của con người. Một số thói quen không tốt có thể làm tổn thương nó. Thuốc lá không chỉ tăng tỷ lệ mắc ung thư phổi mà còn có cả ung thư vòm họng.
Ngoài ra, uống bia rượu cũng là nguyên nhân gây bệnh. Bia rượu sẽ kích thích trực tiếp lên niêm mạc thanh quản, đặc biệt trong trường hợp uống rượu bia lâu ngày thì tỷ lệ mắc ung thư vòm họng càng cao.
Nhiễm HPV dần trở thành nguyên nhân chính gây ra ung thư vòm họng. Quan hệ tình dục bằng miệng thường dẫn đến sự lây lan của virus HPV, từ đó gây ra nhiễm trùng mãn tính, viêm miệng và cổ họng. Sự thay đổi tế bào có thể dẫn tới ung thư.
Cơ thể đã phát đi một số tín hiệu cảnh báo nhưng người đàn ông này không nhận ra cho tới khi say rượu và phải nhập viện.
Nguồn: [Link nguồn]