Bị chuột rút khi ngủ chưa hẳn do thiếu canxi, nó còn liên quan tới 2 căn bệnh mãn tính này
Tình trạng này có cả nguyên nhân sinh lý và bệnh lý, vì thế bạn không được chủ quan để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Ông Lưu (68 tuổi) ở Trung Quốc về hưu nhiều năm nay. Ngày nào ông cũng ra công viên tập thể dục với mọi người, cuối tuần lại rủ nhau leo núi. Ông còn tự tin nói rằng: “Cơ thể của tôi chắc phải sống trên 120 tuổi”.
Thế nhưng, không hiểu sao 6 tháng nay, ông thương bị chuột rút chân trong khi ngủ. Khi đem chuyện này kể cho con trai nghe, ông được đoán là do thiếu canxi.
Vì tính cách thận trọng, sợ bổ sung canxi sai cách sẽ khiến cơ thể gặp vấn đề nên ông Lưu đã đến bệnh viện kiểm tra thay vì nghe lời con trai.
Trên thực tế, nhiều người cũng nghĩ tình trạng bị chuột rút ở chân khi ngủ là do thiếu canxi. Thế nhưng, để biết điều này có chính xác hay không, chúng ta cần phải đến bệnh viện khám.
Tại sao mọi người nghĩ việc chuột rút khi ngủ là do thiếu canxi?
Chuột rút là tình trạng khiến cho người bệnh cảm thấy đau dữ dội, chân bị tê cứng do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong đó, thiếu canxi là một trong số lý do gây ra. Khi nồng độ ion canxi trong máu quá thấp, các cơ dễ bị hưng phấn có thể gây chuột rút. Phụ nữ mang thai và thanh thiếu niên có nhu cầu canxi cao nên thường bị chuột rút hơn.
Chuột rút cũng đề cập tới tình trạng co thắt cơ và được chia thành 2 loại: sinh lý và bệnh lý.
- Sinh lý
Khi cơ thể gặp kích thích lạnh, nó có thể gây co mạch và cuối cùng dẫn tới co cứng chân. Khi vận động gắng sức, cơ chân co quá nhanh, không có đủ thời gian thư giãn, phục hồi lại. Việc mệt mỏi quá sức cơ thể chịu đựng chẳng hạn như chạy bộ hoặc leo núi… Tất cả những điều này đều có thể gây ra chuột rút.
- Bệnh lý
Đột quỵ, động kinh có thể dẫn đến mất khả năng hoạt động bình thường của cơ, gây hưng phấn quá mức dễ dẫn tới chuột rút. Ngoài ra, xơ cứng động mạch chi dưới, rối loạn tâm thần thoát vị đĩa đệm thắt lưng cũng gây ra tình trạng này.
Vì vậy, bạn không nên mặc định việc chuột rút chỉ do thiếu canxi gây ra mà cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để điều trị tận gốc.
Bị chuột rút ở chân lúc nửa đêm là dấu hiệu của căn bệnh này
Nếu là vấn đề chuột chút cơ do sinh lý, điều này không đáng lo ngại. Nhưng nếu đó là bệnh lý, cần cẩn thận với 2 căn bệnh sau:
1. Thoát vị đĩa đệm thắt lưng
Các số liệu liên quan cho thấy, có khoảng 70% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ bị chuột rút. Nguyên nhân chủ yếu là do dây thần kinh cột sống bị chèn ép dẫn đến giảm lưu lượng máu bên trong. Tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi nên cần đặc biệt chú ý.
2. Viêm tắc động mạch chi dưới
Người cao tuổi rất dễ bị xơ cứng động mạch do có tiền sử tăng lipid máu, tăng đường huyết, tăng huyết áp. Khi điều này xảy ra, quá trình tuần hoàn máu ở chân diễn ra không trơn tru, dễ bị tắc nghẽn, gây thiếu máu cục bộ, dấu hiệu điển hình nhất là chuột rút.
Dù là bệnh gì đi chăng nữa, nếu không được chữa trị kịp thời hậu quả để lại rất nghiêm trọng. Người cao tuổi nếu thường xuyên bị chuột rút cần phải đến bệnh viện điều trị kịp thời.
Bị chuột rút chân khi ngủ, làm sao để giảm nhanh cơn đau?
Bị chuột rút giữa đêm sẽ khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và bất tiện. Bạn có thể nhờ người nhà chườm nóng bằng cách dùng khăn nhúng với nước nóng rồi chườm trực tiếp lên vùng bị chuột rút, sau đó xoa bóp để giảm đau.
Ngoài ra, không uốn cong chân khi bị chuột rút, điều này sẽ chỉ khiến chân bạn đau hơn. Bạn hãy duỗi thẳng chân, kéo các cơ bị chuột rút trở lại vị trí ban đầu.
Những phương pháp giúp ngăn ngừa chuột rút
- Giữ ấm
Khi gặp lạnh các cơ sẽ co lại, gây chuột rút. Vì vậy, bạn phải luôn giữ ấm, mùa hè tránh để quạt thổi trực tiếp vào người, mùa đông nên mặc thêm quần áo ấm. Ngoài ra, trước khi đi ngủ bạn cũng có thể ngâm chân với nước ấm để thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, từ đó ngăn ngừa chuột rút.
- Kéo căng cơ
Trước khi tập luyện, bạn cần khởi động để kéo giãn gân cốt, điều này sẽ giữ cho máu lưu thông ở chi dưới, tránh tình trạng chuột rút xảy ra.
- Bổ sung canxi
Thiếu canxi cũng có thể gây ra chuột rút nên bạn cần chú ý hơn tới chế độ ăn uống của mình. Các thực phẩm như sữa, hải sản, tảo bẹ, đậu phụ… rất giàu canxi, đồng thời bổ sung thêm vitamin D để cơ thể hấp thu canxi tốt hơn.
Chuột rút có nhiều nguyên nhân cả sinh lý và bệnh lý. Nếu xảy ra thường xuyên và kéo dài, bạn nên đến bệnh viện khám càng sớm càng tốt để tránh những hậu quả nghiêm trọng.
Bạn có thể dễ dàng biết được trong cơ thể mình có xuất hiện các cục máu đông không nhờ vào việc quan sát chân.
Nguồn: [Link nguồn]