Bị cảm lạnh trong mùa mưa, cần làm gì cho nhanh khỏi?
Sau khi đi mưa về, để tránh bị cảm lạnh, điều đầu tiên cần làm là thay quần áo ướt, lau khô người, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định, khi thấy người hết lạnh mới nên đi tắm. Không nên đi tắm ngay vì dễ có nguy cơ mắc bệnh.
Theo các chuyên gia, nước mưa thường mang theo nhiều chất độc hại, đặc biệt là sau những trận nắng gắt. Do đó, khi bị dính nước mưa, những người cơ địa nhạy cảm hoặc đề kháng yếu rất dễ bị cảm lạnh.
Khi bị cảm, người bệnh có thể xuất hiện một số dấu hiệu như: ớn lạnh từ bên trong, trán nóng, chân tay lạnh. Hoặc nặng dần lên với các triệu chứng đau đầu, sổ mũi, nghẹt mũi, ho, khô cổ họng, mệt, nhiệt độ cơ thể bắt đầu tăng trên. Đây là giai đoạn đã bị cảm lạnh nhưng chưa nguy hiểm, có thể tự theo dõi, điều trị tại nhà.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh tiếp tục có một số dấu hiệu như: Sốt cao, da tái nhợt, ngủ lịm, rét run, người bệnh nói líu ríu, nôn ói, khó thở, thở chậm bất thường… là lúc cơn cảm đã bước vào giai đoạn quá nặng. Lúc này, người nhà cần phải đưa người bệnh đến ngay cơ sở y tế gần nhất để kịp thời chữa trị.
Làm gì khi bị cảm lạnh?
Các bác sĩ cho biết, cảm lạnh do virus gây ra, nên không thể điều trị bằng kháng sinh, mà chủ yếu làm giảm triệu chứng khó chịu. Trong thời gian cảm lạnh, có thể giảm đau, hạ sốt bằng thuốc có thành phần paracetamol. Người lớn chỉ nên dùng tối đa 4 viên chứa paracetamol 500mg. Trẻ em dùng mỗi lần 10-15mg paracetamol trên một kg cân nặng, ngày tối đa 4 lần.
Trong 3 ngày đầu, người bệnh có thể lây bệnh cho người khác, vì thế nên ở nhà và nghỉ ngơi, vứt bỏ khăn giấy vào thùng rác sau khi sử dụng, rửa tay, súc họng thường xuyên, uống nhiều nước, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng cho đến khi khỏe lại.
Những biện pháp chữa cảm trong dân gian:
Theo Đông y, có rất nhiều biện pháp giải cảm hiệu quả, trong đó tía tô, gừng là hai thực phẩm có tác dụng giải cảm tốt nhất. Công thức gồm: 1 củ gừng tươi 15-20g, rửa sạch, thái lát, đổ 100 ml nước đun sôi 20 phút, thêm đường và uống nóng.
Ngoài ra, cũng có thể đánh gió bằng gừng tươi giã nhỏ, trộn với tóc rối, bọc vào miếng vải thưa, đánh gió (xuôi từ trên xuống và tránh các hạch bạch huyết ở mang tai, nách, háng, bên trong khuỷu tay, khoeo chân) sẽ nhanh giải cảm.
Bên cạnh đó, có một phương pháp cũng thường dùng khi bị cảm lạnh đó là xông người bằng nước xông, gồm các loại lá tre, bưởi, sả, cúc tần, hương nhu (mỗi thứ khoảng 20g, tùy nơi mà thay bằng lá chanh, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá gừng, nghệ, ngải cứu, tràm, bạch đàn, đại bi, long não...), nấu nước đến sôi, rồi xông 5-10 phút cho vã mồ hôi. Sau đó lau khô đắp chăn, nằm nghỉ, tránh gió lạnh.
Ngoài ra, khi bị cảm nên ăn cháo hành, tía tô cũng có tác dụng giải cảm. Trong món này, hành (thông bạch) có tác dụng phát tán phong hàn, lý khí, tía tô (tử tô) cũng có tác dụng tán hàn giải cảm, chữa ho, long đờm. Gạo tẻ có tác dụng bổ trung, ích khí kiện tỳ.
Ba vị phối với nhau vừa có tác dụng khu phong tán hàn, giải cảm, lại ích khí bổ trung kiện tỳ giúp người bệnh nhanh khỏi bệnh mà không bị mệt. Ngoài ra có thể thêm một chút gừng tươi vào bát cháo làm tăng hiệu quả tán hàn.
Làm gì để tránh bị cảm lạnh trong mùa mưa?
Để tránh bị cảm lạnh trong mùa mưa bão, các chuyên gia khuyến cáo, nên ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, giúp cơ thể tự chống lại bệnh tật. Những thực phẩm nên ăn trong mùa mưa bão như:
Tỏi, gừng: Trong mùa mưa nên ăn nhiều tỏi, hạt tiêu, gừng, nghệ, rau mùi, các thực phẩm cung cấp protein và khoáng chất cho cơ thể… để giúp tăng cường hệ tiêu hóa và cải thiện khả năng miễn dịch.
Rau xanh: Cà chua, kiwi, nho, táo, súp lơ… cũng nên được bổ sung hàng ngày để tăng cường hệ miễn nhiễm của cơ thể, phòng các chứng cảm lạnh, sổ mũi... thường gặp mùa mưa.
Trà xanh: Uống trà giúp tăng cường đề kháng và giữ ấm cơ thể trong những ngày mưa lạnh.
Mật ong: Đây là thực phẩm giúp tăng cường khả năng phòng bệnh nhờ tính chất chống ôxy hóa, cải thiện sức chịu đựng của cơ thể khiến chúng ta đi mưa, vận động nhiều... mà vẫn khỏe mạnh.
Sau khi đi mưa về, giữ ấm cơ thể là lưu ý quan trọng nhất. Theo đó, khi về đến nhà, điều đầu tiên cần làm là thay quần áo ướt, lau khô người, nghỉ ngơi, giữ thân nhiệt ổn định, khi thấy người hết lạnh mới nên đi tắm.
Nhiều người có thói quen đi mưa về liền tắm nước nóng ngay. Tuy nhiên, nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột sẽ làm cơ thể dễ mắc bệnh hơn. Ngoài ra, có thể uống trà gừng để tăng thân nhiệt; ăn hoa quả giàu vitamin C như cam, chanh… để tăng đề kháng.
Nguồn: [Link nguồn]
Các chuyên gia khuyến cáo, sau khi tiếp xúc với nước bẩn nơi ngập lụt cần tắm rửa ngay bằng nước sạch, lau khô người, đặc biệt những vùng dễ đọng nước như kẽ ngón chân,...