Bí ẩn những cơ thể tự bốc cháy khiến y học chưa thể lý giải
Vào một ngày thời tiết khá dễ chịu tháng 9/2017, người đàn ông 70 tuổi đang đi dạo trên đường phố London (Anh) thì đột nhiên cơ thể bốc cháy dữ dội. Cho đến nay, những trường hợp đáng kinh ngạc như vậy vẫn khiến các nhà khoa học bối rối.
Các trường hợp người tự bốc cháy khiến giới khoa học vô cùng băn khoăn.
Ngọn đuốc sống kinh hoàng
Người đàn ông có tên John Nolan nhanh chóng được người đi đường dập lửa rồi đưa tới bệnh viện. Tuy nhiên do bỏng quá nặng, ông đã qua đời. Nhiều tháng trôi qua, giới khoa học vẫn băn khoăn về nguyên nhân dẫn đến cái chết của Nolan. Họ đã nói chuyện với một số nhân chứng thấy ông Nolan bốc cháy nhưng vẫn không xác định được ngọn lửa bắt đầu như thế nào.
Trên thực tế, Nolan không phải trường hợp duy nhất tự bốc cháy. Lịch sử y học đã ghi nhận gần 150 ca tương tự với các đặc điểm chung như cơ thể nạn nhân bị thiêu rụi nhưng môi trường xung quanh còn nguyên vẹn và không nguồn nhiệt lớn nào ở đủ gần để gây cháy.
Một trong số những trường hợp nổi tiếng nhất là câu chuyện của bác sĩ Bentley ở bang Pennsylvania (Mỹ). Ngày 15/12/1966, trong nhà của bác sĩ Bentley, người ta nhìn thấy một cảnh tượng kinh hoàng khi ván sàn bị cháy thủng, các phần khác của cơ thể bác sĩ gần như cháy thành tro chỉ trừ lại phần cẳng chân. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là mọi vật trong nhà đều không có dấu vết của một vụ hỏa hoạn
Theo các chuyên gia, để có thể thiêu cơ thể thành tro, trước hết phải đưa nhiệt độ lên đến 1200 độ C trong 90 phút, sau đó hạ nhiệt xuống 970 độ C trong 60-150 phút. Tuy nhiên, nhiệt độ của một vụ cháy thường chỉ đến 800 độ C. Do đó, vị bác sỹ không thể bị cháy thành tro như vậy. mặt khác, nếu bác sỹ bị ngọn lửa dữ dội thiêu cháy thì các thứ trong phòng cũng sẽ không thể còn nguyên vẹn. Từ tất cả những điều này, các nhà khoa học cho rằng bác sĩ đã tự bốc cháy.
Một trường hợp khác vào năm 1982, tại ngôi nhà của mình ở Anh, khi đang ngồi trong bếp, bà Jeannie Saffin (61 tuổi) bỗng dưng phát lửa. Trong giây phút kinh hoàng đó, cụ ông Jack (82 tuổi) - cha của bà Jeannie đang ngồi ngay cạnh.
Cụ ông Jack nhìn thấy một luồng sáng chợt lóe lên xung quanh người con gái. Theo lời cụ, đến khi ngọn lửa đã cháy xung quanh cơ thể mà bà Jeannie vẫn không hề nhúc nhích hay khóc lóc như thể không biết chuyện kinh khủng đang xảy ra với bản thân. Cuối cùng, cụ đã đẩy được bà Jeannie vào một thùng nước nên bà đã may mắn sống sót.
Tất cả những trường hợp ấy đều được xác định là mắc phải hội chứng hiếm gặp mà giới y khoa gọi là bốc cháy tự phát (SHC).
Những giả thiết còn bỏ ngỏ
Một cách giải thích được giới chuyên môn chấp nhận rộng rãi và phù hợp với nhiều trường hợp SHC là "hiệu ứng sợi bấc". Theo đó, cơ thể người đóng vai trò tương tự thân nến, trong khi quần áo giống như sợi bấc.
Khi quần áo bén lửa do tàn thuốc hoặc bụi than từ lò sưởi, lửa sẽ xuyên qua da và đốt cháy lớp mỡ bên dưới. Mỡ ngấm vào quần áo và trở thành nguồn cấp nhiên liệu liên tục cho ngọn lửa cháy dữ dội hơn, tạo ra sức nóng khủng khiếp.
Tuy vậy, “hiệu ứng sợi bấc” vẫn không thể giải thích hết tất cả các trường hợp SHC. Do đó, nhiều năm qua, các nhà khoa học tiếp tục đưa ra nhiều giả thuyết khác về nguyên nhân của hiện tượng này.
Nhà sinh vật học Brian Ford nhận định nhiều khả năng nguyên nhân đằng sau hiện tượng tự bốc cháy kỳ lạ là chứng nghiện rượu. “Khi uống quá nhiều rượu, các mô sẽ bị chìm trong cồn và dễ cháy hơn”, ông giải thích.
Tuy nhiên, lập luận trên không đủ thuyết phục bởi từ năm 1851, nhà hóa học J. von Leibig (Đức) đã chỉ ra các mẫu bệnh phẩm được bảo quản trong dung dịch 70% ethanol không hề bắt lửa. Thậm chí, thử nghiệm trên chuột cho thấy chuột bị tiêm ethanol liên tục cũng không hề bốc cháy.
Một giả thuyết khác là các nạn nhân tự bốc cháy trước đó đều rơi vào tình trạng sức khỏe yếu kém. Về nguyên tắc, khi ốm, glycogen trong máu vốn dùng làm nhiên liệu cho cơ bắp dễ dàng bị cạn kiệt khiến các phân tử mỡ vỡ ra và trở thành nguồn năng lượng thay thế. Kết hợp với bệnh mãn tính hoặc một buổi tập gym vất vả, quá trình này sẽ sản sinh ra acetone. Không chỉ mau bắt lửa, acetone còn có thể hòa với nước cùng chất béo rồi đi khắp cơ thể.
Tuy nhiên, những giả thuyết trên mới chỉ dừng lại ở mức phỏng đoán và cho đến nay, hiện tượng người tự bốc cháy vẫn là dấu hỏi lớn cho nhân loại.
Căn bệnh vô cùng hiếm gặp khiến người bệnh phải chịu đựng những cơn đau qua so sánh với biểu đồ đau của McGil có...