Bệnh viện Trung ương quân đội 108: Lần đầu tiên nối mạch máu vi phẫu không cần kim chỉ

Sự kiện: Sống khỏe

Thành công này mở ra nhiều cơ hội điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương liên quan đến khâu nối mạch máu nhỏ và cần tạo hình.

Ngày 4/1, TS. Nguyễn Việt Nam, Chủ nhiệm Khoa chấn thương chi trên và Vi phẫu thuật, Bệnh viện Trung ương quân đội 108 vừa thông tin, cơ sở đã thực hiện thành công việc nối mạch máu vi phẫu cho bệnh nhân không dùng kim khâu. Thành công này mở ra nhiều cơ hội điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương liên quan đến khâu nối mạch máu nhỏ và cần tạo hình.

Bệnh viện Trung ương quân đội 108: Lần đầu tiên nối mạch máu vi phẫu không cần kim chỉ - 1

Nối mạch máu vi phẫu không cần kim chỉ  mở ra nhiều cơ hội điều trị cho bệnh nhân bị chấn thương.

Theo lời TS Nam, vừa qua cơ sở tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Hồng Thắng, 18 tuổi, quê Thanh Hóa gặp chấn thương nghiêm trọng ở chân sau tai nạn xe, nếu không điều trị kịp thời nguy cơ bệnh nhân không đi lại được là rất cao.

Trước tình trạng của bệnh nhân, TS Nam đã cùng các y, bác sỹ trong Khoa Chi chấn thương chi trên và Vi phẫu thuật hội chẩn, quyết định phẫu thuật nối gân cho bệnh nhân.

Tuy nhiên, để phục hồi các gân vùng cổ chân của bệnh nhân, phải cần một phần mềm thật tốt mặt trước khớp cổ chân nên ê kíp phẫu thuật đã chuyển một vạt da cân (vạt da có mạch máu) ở đùi bệnh nhân xuống che phủ mặt trước cổ chân bị thương.

Để đảm bảo cho vạt da cân sống được trên cổ chân, các bác sỹ phải khâu nối mạch máu của vạt da với một mạch máu cẳng chân. Do kích thước của mạch máu rất bé, phẫu thuật khó khăn, ê kíp phải dùng máy để thực hiện với lý do nối mạch phải nhanh.

Ngoài ra, các bác sĩ cũng hi vọng sẽ giảm nguy cơ xẹp miệng nối động mạch và tĩnh mạch làm tăng nguy cơ tắc mạch làm chết vạt che phủ cho bệnh nhân.

Kết quả, thao tác nối vi phẫu động mạch và tĩnh mạch cho bệnh nhân chỉ mất khoảng vài phút. Tổng thời gian phẫu thuật hoàn thành ca phẫu thuật cho bệnh nhân là 3 tiếng, trong khi đó nếu cùng kỹ thuật này trước đây không làm hai kíp phải mất từ 8- 9 tiếng.

Đến nay, sau phẫu thuật bệnh nhân ổn định, vạt che phủ sống hoàn toàn cử động tốt, đi lại được. Dự kiến, khoảng 1 tuần nữa bệnh nhân sẽ ra viện.

Theo TS. Nam, nối mạch máu vi phẫu bằng máy được thực hiện tại bệnh viện cuối tháng 12. Đây là ca bệnh đầu tiên thực hiện kỹ thuật tạo hình vạt có sử dụng nối mạch tại Việt Nam.

Những bệnh nhân cần phải làm vạt vi phẫu tự do; sử dụng nối mạch máu ở vùng cẳng tay, cổ tay bị đứt rời; khi tạo hình cần chuyển vạt cần phải nối mạch máu bằng kỹ thuật vi phẫu.

TS Nam cho biết, kỹ thuật này cho phép rút ngắn thời gian điều trị của bệnh nhân so với các kỹ thuật nối vi phẫu thường làm. Hơn nữa, kĩ thuật này giảm nguy cơ gây tắc miệng nối dẫn tới hoại tử vạt và chi thể đứt rời.

“Từ thành công này sẽ mở ra một hướng phát triển về kỹ thuật cao trong việc điều trị phẫu thuật tạo hình và trồng nối chân, tay đứt rời.”, TS Nam thông tin thêm.

Sơ cứu khi bị đứt lìa tay, chân

Ca nối bàn tay cho chị Thúy (nạn nhân vụ cướp chặt đứt cánh tay) kéo dài ba giờ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN