Bệnh viện điều trị COVID-19 tại TPHCM 'kêu trời' vì thiếu máy thở

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Trang thiết bị y tế, đặc biệt là máy thở tại các bệnh viện điều trị COVID-19 đang thiếu trầm trọng để cứu chữa bệnh nhân nặng. Trong khi đó lãnh đạo Sở Y tế TPHCM khẳng định trang thiết bị y tế, đặc biệt là ECMO và máy thở đang đáp ứng đủ.

Các bệnh viện điều trị COVID-19 ở TP.HCM đang kêu về tình trạng thiếu trang thiết bị, đặc biệt là máy thở ảnh: Vân Sơn

Các bệnh viện điều trị COVID-19 ở TP.HCM đang kêu về tình trạng thiếu trang thiết bị, đặc biệt là máy thở ảnh: Vân Sơn

Không có máy thở, bóp bong bóng bằng tay

Tình trạng khó khăn về trang thiết bị y tế đang xảy ra ở hầu hết các bệnh viện tiếp nhận, thu dung, điều trị COVID-19.PGS.TS.BS Đỗ Kim Quế - Phó giám đốc Bệnh viện Thống Nhất đang tham gia công tác điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 8, cho biết: “Theo phân loại cấp độ điều trị tại các bệnh viện, chúng tôi đang tiếp nhận bệnh nhân nhóm có triệu chứng bệnh nhẹ đến trung bình vì các phương tiện tại đây chỉ đủ sức tiếp nhận, điều trị nhóm bệnh nhân này”.

Theo bác sĩ Kim Quế, hiện nơi đây có một phòng cấp cứu cho các bệnh nhân nặng, nhưng chưa có các phương tiện, thiết bị cơ bản.

“Hai ngày trước chưa có máy thở, anh em phải bóp bóng bằng tay hỗ trợ hô hấp cho bệnh nhân. Chúng tôi mới được hỗ trợ một máy thở để tạm hỗ trợ cho bệnh nhân trong tình huống chưa chuyển viện được, giải phóng nhân lực y tế hỗ trợ cho các bệnh nhân khác”- bác sĩ Quế nói.

Bộ Y tế cam kết không thiếu máy thở, bình khí ôxy

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Bộ Y tế và TP.HCM cam kết không thiếu máy thở cho người bệnh, do đó người dân hoàn toàn có thể yên tâm. Người dân không nên mua, tích trữ máy thở vì vừa gây lãng phí do không thể tự dùng được, mà còn tạo sự khan hiếm nguồn cung khiến các cơ sở y tế, bệnh viện có thể không thể mua được máy cho bệnh nhân cần trong trường hợp dịch bệnh có những diễn biến khó lường.

PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi T.Ư cũng đưa ra cảnh báo, việc người dân tự ý mua các thiết bị tạo ôxy để sử dụng tại nhà là không cần thiết. Khi mắc COVID-19, người bệnh cần được điều trị chuyên biệt, không thể đơn thuần điều trị tại nhà với ôxy y tế.

Về vấn đề nguồn cung khí ôxy, Bộ Y tế đã tiến hành khảo sát và đánh giá năng lực sản xuất ôxy tại nước ta. Kết quả cho thấy khả năng cung ứng ôxy từ các đơn vị sản xuất trong nước cao gấp 30 lần so với nhu cầu hiện nay tại các bệnh viện, do đó nguồn cung cấp khí ôxy cho cả nước nói chung hay tại TPHCM nói riêng đều không thiếu

Hà Minh

Số ca nặng tại Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi đang tăng lên do số ca mắc ngày càng nhiều. Bệnh viện có hơn 700 bệnh nhân nhưng hiện có 15 máy thở cả xâm lấn và không xâm lấn, trong đó số bệnh nặng là hơn 50 trường hợp.

“Các trường hợp đang thở máy là những ca bệnh nặng, hiện bệnh viện đang cố gắng điều tiết để chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân. Tuy nhiên, thời gian tới nếu ca bệnh tiếp tục tăng lên thì nhu cầu về trang thiết bị là rất cần thiết để đáp ứng tối đa các giải pháp cứu chữa bệnh nhân” - bác sĩ Trần Chánh Xuân, Giám đốc Bệnh viện Điều trị COVID-19 Củ Chi cho biết.

Tại Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 3, BS Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện thông tin ước tính khoảng 5% bệnh nhân trong nhóm không có biểu hiện triệu chứng đến bệnh nhẹ chuyển nặng đột ngột với biểu hiện suy hô hấp cấp.

“Chúng tôi đang rất cần tăng cường thêm trang thiết bị y tế để phục vụ cho hoạt động cứu chữa ca bệnh, đặc biệt là máy thở. Để kịp thời cứu chữa các ca bệnh diễn tiến nặng, chúng tôi cần phải tăng cường thêm các trang thiết bị hỗ trợ chuyên môn”- bác sĩ Khanh nói.Sáng 19/7, trao đổi với phóng viên, bác sĩ Chuyên khoa 2 Trần Thanh Linh - Phó khoa Hồi sức Cấp cứu, Bệnh viện Chợ Rẫy, đang trực tiếp điều trị cho các ca bệnh nặng tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 thành phố Thủ Đức cho biết, đã tiếp nhận khoảng 300 bệnh nhân thuộc nhóm COVID-19 nặng, nguy kịch.

“Nhưng hiện bệnh viện mới chỉ có 80 máy thở, trang thiết bị thiếu rất nhiều. Chúng tôi đang thống kê và làm đề xuất để sớm được cung ứng”- bác sĩ Linh thông tin.

Có thực sự đủ máy thở?!

Tại Bệnh viện Dã chiến số 6, nơi đang điều trị gần 3.600 bệnh nhân, TS.BS Phan Minh Hoàng - Giám đốc Bệnh viện cho biết: “Ngoài việc đảm bảo nhân sự thì trang thiết bị y tế là giải pháp cần xúc tiến. Hệ thống tiếp nhận theo các tầng điều trị cần phải được xây dựng vững chắc nền móng ngay ở tuyến đầu để hạn chế tối đa số ca bệnh nặng phải chuyển lên tuyến trên”.

Để đáp ứng trang thiết bị phục vụ công tác điều trị cho bệnh nhân tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19 quy mô 1.000 giường, ngày 17/7 TS.BS Nguyễn Tri Thức - Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, kiêm Giám đốc Bệnh viện Hồi sức COVID-19 đã đề xuất UBND TP.HCM cung ứng trang thiết bị phục vụ công tác chuyên môn.

Cụ thể, bệnh viện đang cần 10 máy X-quang di động; 5 máy siêu âm tại giường; 5 máy siêu âm tim; 10 máy khí máu động mạch; 30 máy lọc máu CRT; 50 máy thở chức năng cao không dùng khí nén; 200 máy thở oxy dòng cao (HFNC)… Tuy nhiên, ngày 19/7 khi phóng viên báo Tiền Phong liên hệ thì TS.BS Nguyễn Tri Thức cho biết các đề xuất về trang thiết bị của bệnh viện chưa nhận được hồi đáp, không biết chừng nào mới có trang thiết bị.

Nguồn: [Link nguồn]

Bộ trưởng Y tế: 5-7 ngày nữa, tình hình diễn biến phức tạp, số bệnh nhân nặng có thể gia tăng

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, tại TP.HCM, số ca mắc trung bình trong 7 ngày qua khoảng 1.500 ca/ngày, có xu hướng...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Sơn ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN