Bệnh viêm phổi do virus tái xuất ở Trung Quốc: Hà Nội đã tìm cách đối phó như thế nào?

PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, Hà Nội đã có phương án đối phó với bệnh viêm phổi do virus chưa xác định tại Trung Quốc.

Trước diễn biến về tình hình dịch bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân tại tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc, PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, thành phố đã triển khai 5 máy đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh và quá cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài, nhất là những hành khách đến từ vùng đang lưu hành dịch bệnh viêm phổi do virus chưa xác định tại Trung Quốc.

Những trường hợp bị sốt đều được điều tra dịch tễ để không bị lọt, bỏ sót. Những người có tiền sử đi từ vùng có dịch về sẽ được cách ly, theo dõi chặt.

Hà Nội đã triển khai 5 máy đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh và quá cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Hà Nội đã triển khai 5 máy đo thân nhiệt hành khách nhập cảnh và quá cảnh tại Cảng hàng không quốc tế Nội Bài.

Đồng thời giám sát chặt hơn tất cả những trường hợp viêm phổi nặng do virus tại cơ sở y tế. Những trường hợp nghi ngờ sẽ được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm sớm.

Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho biết, Hà Nội tổ chức thường trực 24/24, có đội phản ứng nhanh để xử lý nếu có trường hợp nghi ngờ.

Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế đã họp nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh, rà soát các hoạt động đáp ứng và đề xuất các biện pháp phòng chống dịch bệnh phù hợp trong thời gian tới.

Cuộc họp có sự tham gia của đại diện từ các Vụ/Cục thuộc Bộ Y tế, Văn phòng đáp ứng khẩn cấp y tế công cộng khu vực đặt tại 4 Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, các cơ quan liên quan và chuyên gia từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa kỳ (CDC), Tổ chức Nông lương Liên hiệp quốc (FAO).

Theo Bộ Y tế, đến nay tại thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc - Trung Quốc đã ghi nhận 59 trường hợp mắc bệnh viêm phổi cấp chưa rõ nguyên nhân, trong đó có 7 trường hợp nặng, 02 trường hợp đã hồi phục hoàn toàn, các trường hợp khác trong tình trạng ổn định, chưa ghi nhận trường hợp tử vong, nhiều các trường hợp có liên quan đến chợ  hải sản lớn nhất tại Vũ Hán.

Kết quả điều tra cho thấy chưa có bằng chứng rõ ràng về việc lây truyền từ người sang người và cũng chưa ghi nhận trường hợp cán bộ y tế nào bị nhiễm bệnh.

WHO thông tin, kết quả xét nghiệm đã loại trừ các tác nhân gây bệnh như cúm, Adenovirus, cúm gia cầm, SARS và hội chứng viêm đường hô hấp cấp vùng Trung Đông do vi rút Corona (MERS-CoV). Tại Việt Nam, hiện chưa ghi nhận trường hợp nghi ngờ mắc bệnh.

Bộ Y tế cảnh báo, trong dịp Tết, mọi người giao lưu đi lại giữa các nước gia tăng, nguy cơ dịch bệnh lây truyền vào Việt Nam là hoàn toàn có thể nếu không thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Do đó, Bộ Y tế phối hợp chặt chẽ với WHO, các tổ chức quốc tế theo dõi chặt chẽ và cập nhật thường xuyên thông tin tình hình dịch bệnh.

Truyền thông tới người dân, cộng đồng và các đối tượng có nguy cơ về từ vùng dịch, khuyến cáo người dân không để hoang mang, lo lắng; chủ động phòng chống bệnh dịch…

Dịch Sars ở Việt Nam: 10 năm nhìn lại

Chỉ trong khoảng thời gian ngắn, SARS đã lây lan ra 32 quốc gia và vùng lãnh thổ với 8.422 người mắc, trong đó có 916 người...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN