Bệnh thủy đậu dễ lây nhất vào giai đoạn nào?
Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm thường gặp. Khi thời tiết nồm ẩm, mưa nhiều, nhiệt độ thường xuyên có sự thay đổi đột ngột... sẽ làm tăng cơ hội phát triển cho các loại virus, vi khuẩn, vi nấm... gây bệnh, trong đó có thủy đậu.
Bệnh thuỷ đậu rất dễ lây lan, thường hay xảy ra với trẻ em hơn là người lớn. Vì vậy, việc phát hiện sớm và nhận diện đúng căn bệnh này là vô cùng quan trọng.Bệnh thủy đậu dễ lây lan
Diễn biến bệnh tuy lành tính nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị đúng cách có thể sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như viêm não, viêm phổi... thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Bệnh thủy đậu có khả năng lây lan nhanh chóng theo các con đường sau:
- Lây qua tiếp xúc trực tiếp
Tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ nốt mụn nước hay nước bọt, dịch mũi của người bệnh có trong không khí, khi nói chuyện gần với họ hoặc khi họ hắt hơi, ho.
- Lây khi dùng chung vật dụng
Dùng chung đồ dùng cá nhân với người bị thủy đậu cũng rất dễ bị lây bệnh.
- Lây truyền từ mẹ sang con
Thai phụ bị thủy đậu có thể lây truyền cho thai nhi qua nhau thai hoặc lây khi sinh nở.
Biểu hiện và các giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu
Bệnh thủy đậu thường diễn biến qua các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1: Thời kỳ ủ bệnh
Giai đoạn ủ bệnh được tính từ khi cơ thể nhiễm virus thủy đậu, người bệnh khỏe mạnh, không có triệu chứng. Thời gian ủ bệnh kéo dài khoảng 10 - 21 ngày, thường là 2 tuần.
- Giai đoạn 2: Thời kỳ khởi phát
Trẻ em thường không rõ triệu chứng, có thể sốt nhẹ, ăn kém, mệt mỏi.
- Giai đoạn 3: Thời kỳ toàn phát tổn thương da
Trong giai đoạn này người bệnh thường sốt nhẹ từ 37 - 38°C, đôi khi sốt có thể tăng lên đến 39 - 40°C, gây mệt mỏi toàn thân. Triệu chứng đặc trưng nhất là sự xuất hiện của các nốt mụn trên da. Sau 24 giờ nổi lên với phần trên nước, rồi sau 48 giờ nốt khô và biến màu đục. Trẻ sốt nhẹ trong vài ngày đầu, khi phỏng nước mọc và vỡ sẽ làm trẻ đau nhức, ngứa ngáy.
Giai đoạn này thường từ 5 - 10 ngày, lúc đầu xuất hiện vết sẩn ngứa trên nền da đỏ, tiến triển nhanh thành phỏng nước, kích thước từ 1 - 3 mm, có thể đóng vảy đồng thời với việc xuất hiện nốt mới... chủ yếu trên thân và mặt, có cả trên da đầu.
Thủy đậu là một bệnh lây nhiễm thường gặp.
- Giai đoạn 4: Thời kỳ phục hồi
Thời gian giai đoạn này phụ thuộc vào việc chăm sóc và kiêng khem. Thông thường bệnh thủy đậu sẽ tự khỏi sau khoảng 7 - 10 ngày. Các nốt phỏng tồn tại khoảng 4 ngày, sau đó bắt đầu bong vảy và xuất hiện vảy vàng. Từ ngày thứ 10 trở đi, vảy bong và da sẽ bắt đầu trở nên bình thường trở lại.
Câu hỏi được các bậc cha mẹ quan tâm là bệnh thủy đậu dễ lây nhất khi nào? Trên thực tế, trong 4 giai đoạn phát triển của bệnh thủy đậu, thì giai đoạn toàn phát thường có nguy cơ lây nhiễm cao nhất. Trong giai đoạn này sẽ xuất hiện nhiều nốt mụn nước hơn, gây ngứa ngáy và bứt rứt. Người bệnh thường có xu hướng gãi và làm vỡ các nốt mụn, điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát tán virus ra môi trường xung quanh.
Cần chủ động phòng chống bệnh thủy đậu
Phòng ngừa bệnh thủy đậu là điều mà ai cũng quan tâm, nhưng làm cách nào cho đúng và không để lại sẹo thì chưa phải ai cũng biết. Bệnh rất dễ lây lan, lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp thông qua tiếp xúc trực tiếp, qua dịch tiết mũi họng, dịch từ nốt phỏng thủy đậu. Bệnh có thể lây từ 1 - 2 ngày trước khi xuất hiện tổn thương da, cho đến khi thành vảy.
Vì vậy, khi có dấu hiệu của bệnh cần lưu ý:
- Hạn chế tiếp xúc với người bệnh để phòng tránh lây lan.
- Những trường hợp mắc bệnh thủy đậu cần được nghỉ ngơi cách ly từ 7 đến 10 để tránh lây lan cho những người xung quanh.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, sử dụng các đồ dùng sinh hoạt riêng, vệ sinh mũi họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, trường học, vật dụng sinh hoạt bằng các chất sát khuẩn thông thường.
- Tiêm chủng là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa thủy đậu.
Hiện đã có vaccine chống thủy đậu có hiệu quả cao và lâu dài, giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại virus thủy đậu, được áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Tất cả trẻ em từ 12 - 18 tháng tuổi được tiêm 1 lần.
- Trẻ em từ 19 tháng tuổi đến 13 tuổi chưa từng bị thủy đậu lần nào cũng tiêm 1 lần.
- Trẻ em trên 13 tuổi và người lớn chưa từng bị thủy đậu lần nào thì nên tiêm 2 lần, nhắc lại cách nhau từ 4 - 8 tuần.
Hiệu quả bảo vệ của vaccine thủy đậu có tác dụng lâu bền. Nếu đã được chủng ngừa vaccine thủy đậu thì đại đa số từ 80 - 90% có khả năng phòng bệnh tuyệt đối. Tuy nhiên, cũng còn khoảng 10% còn lại có thể bị thủy đậu sau khi tiêm chủng, nhưng các trường hợp này cũng chỉ bị nhẹ, với rất ít nốt đậu, khoảng dưới 50 nốt và thường là không bị biến chứng.
Người đàn ông 33 tuổi (ở TPHCM) nghe theo lời người quen lấy gốc rơm về đốt thành tro, rồi bôi lên mụn nước thủy đậu. Sau đó, các đốm mụn vỡ, chảy mủ...
Nguồn: [Link nguồn]