Bệnh tay chân miệng ở Hà Nội tăng nhanh, cha mẹ cần chú ý dấu hiệu nặng

CDC Hà Nội cho biết, giai đoạn cuối tháng 5, số ca mắc tay chân miệng và sốt xuất huyết đã tăng mạnh so với thời gian trước đó.

Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Hà Nội, trong một tuần (từ 14/5 đến 20/5), tại Hà Nội ghi nhận 85 ca mắc tay chân miệng, tăng 48 ca so với tuần trước đó. Số ca bệnh cộng dồn từ đầu năm 2022 đến ngày 20/5 là 173 ca.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Theo báo cáo, 85 ca tay chân miệng (14/5 đến 20/5) được ghi nhận tại 15 quận, huyện trên địa bàn, bao gồm: Đông Anh, Ba Vì, Thanh Trì, Chương Mỹ, Mê Linh, Nam Từ Liêm, Hoàng Mai, Hà Đông, Đan Phương, Quốc Oai, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn, Sơn Tây, Ba Đình, Hoài Đức.

Bên cạnh tay chân miệng, dịch sốt xuất huyết cũng đang diễn biến phức tạp tại Hà Nội.

Cụ thể, vào đầu tháng 5/2022, trên địa bàn thành phố trung bình chỉ ghi nhận từ 2 đến 5 ca sốt xuất huyết mỗi tuần, thì đến cuối tháng số ca mắc đã tăng lên từ 8 đến 15 ca/tuần.

Riêng tuần từ ngày 14/5 đến 20/5, Hà Nội ghi nhận 15 ca mắc sốt xuất huyết tại 10 quận, huyện (Ba Đình, Ba Vì, Nam Từ Liêm, Đống Đa, Thanh Xuân, Mê Linh, Mỹ Đức, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Phúc Thọ), tăng 7 ca so với tuần trước đó. Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn thành phố ghi nhận 47 ca mắc sốt xuất huyết, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ năm 2021.

Dấu hiệu trẻ mắc tay chân miệng nặng

Trẻ có thể quấy khóc nhiều, thậm chí là quấy khóc cả đêm không ngủ. Trẻ cứ ngủ khoảng 15-20 phút lại dậy quấy khóc khoảng 15-20 phút rồi lại ngủ tiếp. Nhiều cha mẹ thường giải thích là do bé có các nốt đau miệng nhưng thực tế không phải vậy. Đó là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn rất sớm.

Trẻ sốt trên 38,5 độ C kéo dài hơn 48 giờ và không đáp ứng với thuốc hạ nhiệt paracetamon. Đây là tình các quá trình đáp ứng viêm rất mạnh trong cơ thể, gây nên tình trạng nhiễm độc thần kinh. Lúc này, cần dùng 1 loại thuốc hạ sốt đặc biệt hơn đó là các chế phẩm có Ibuprofen. Và biểu hiện giật mình là dấu hiệu của tình trạng nhiễm độc thần kinh.

Các bác sĩ lưu ý cha mẹ cần phát hiện triệu chứng này ngay cả khi trẻ đang chơi, quan sát xem tần suất giật mình có tăng theo thời gian hay không.

Theo các bác sĩ đây là 3 triệu chứng rất sớm, cha mẹ cần chú ý theo dõi. Nếu trẻ có 1 trong 3 triệu chứng nêu trên, cần đưa trẻ đi khám để được xử trí kịp thời.

Làm thế nào để xác định chính xác con bị mắc tay chân miệng?

Bệnh tay chân miệng chưa có thuốc đặc trị nên nhiều mẹ rất lo lắng và sợ phát hiện muộn con sẽ biến chứng nặng. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh này?

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Bệnh tay,chân,miệng có khả năng lan nhanh Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN