Bệnh tay chân miệng ở Hà Nội tăng hơn 5 lần, những sai lầm cha mẹ cần tránh
Số ca mắc tay chân miệng tại Hà Nội đang gia tăng, bác sĩ cảnh báo nhiều sai lầm cha mẹ hay mắc khi trẻ mắc bệnh.
Theo báo cáo của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội, trong tháng 6 và đầu tháng 7-2022, số ca mắc tay chân miệng tăng lên từ 130 đến 180 ca/tuần.
Cộng dồn từ đầu năm 2022 đến nay, thành phố đã có 968 ca mắc tay chân miệng (tăng gấp 5,2 lần so với cùng kỳ năm 2021). Số ca mắc tay chân miệng có thể gia tăng trong thời gian tới, do đang vào cao điểm mùa dịch.
Khoa Nhi (Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương) cũng tiếp nhận khoảng 100 trẻ mắc bệnh tay chân miệng, trung bình một ngày có khoảng 5-7 ca phải điều trị nội trú.
Dưới đây là những sai lầm cha mẹ cần phải tránh khi trẻ mắc tay chân miệng:
Nổi nhiều mụn nước là bệnh tiến triển nặng
Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Hà, Phó Trưởng khoa Truyền nhiễm (Bệnh viện Đa khoa Đông Anh), sai lầm của các phụ huynh là, khi thấy trẻ càng nổi nhiều mụn nước lại cho rằng bệnh đang tiến triển nặng, nhưng thực tế không phải như vậy.
Mụn nước xuất hiện nhiều không phản ánh mức độ nặng của bệnh, mà cần theo dõi xem trẻ có sốt cao không.
Cho con dùng kháng sinh
Khi thấy trẻ bị sốt, các bà mẹ lại cho con dùng kháng sinh, trong khi tay chân miệng là bệnh do vi rút gây nên, vì vậy, việc dùng kháng sinh không có tác dụng. Điều trị tay chân miệng chủ yếu là điều trị triệu chứng. Khi trẻ sốt dùng thuốc hạ sốt, nếu đau miệng dùng các thuốc bôi miệng, giảm đau để trẻ ăn uống được.
Kháng sinh chỉ được sử dụng khi trẻ bị bội nhiễm, bị biến chứng viêm phổi và phải sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Ảnh minh họa
Cho trẻ ăn kiêng
Theo thạc sĩ, bác sĩ Trương Văn Quý, Trưởng khoa Nội nhi tổng hợp, Bệnh viện E (Hà Nội), việc cha mẹ cho trẻ ăn kiêng là hoàn toàn phản khoa học. Điều này khiến trẻ lâu khỏi bệnh hơn, khi kéo dài còn gây ra những nguy cơ về suy dinh dưỡng.
Kiêng tắm
Theo BS Quý, một sai lầm khác của phụ huynh là kiêng tắm cho trẻ khi mắc sởi, thủy đậu, tay chân miệng hay các bệnh phát ban trên da nói chung. Thực tế, việc tắm lúc này không hề ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Việc kiêng tắm trong thời gian dài khiến trẻ bị suy giảm miễn dịch, rất dễ mắc các bệnh về nhiễm trùng.
Do đó, cha mẹ không nên kiêng tắm cho trẻ bởi việc vệ sinh hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng giúp làm sạch cơ thể, đảm bảo vệ sinh.
Theo ThS.BS Trương Văn Quý – Trưởng khoa Nội Nhi tổng hợp, Bệnh viện E thời tiết nắng nóng bất thường, khiến trẻ em mắc các bệnh mùa hè gia tăng, trong đó có bệnh tay chân...
Nguồn: [Link nguồn]