Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra nhiều ca tử vong hơn tai nạn giao thông

Theo thống kê của Hội Hô hấp Việt Nam, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là nguyên nhân khiến hơn 25.000 người tử vong mỗi năm tại Việt Nam, nhiều hơn số người chết vì tai nạn giao thông.

COPD là bệnh phổi nghiêm trọng làm tắc nghẽn luồng khí thở ra, gây khó thở, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong. (Ảnh: Shutterstock)

COPD là bệnh phổi nghiêm trọng làm tắc nghẽn luồng khí thở ra, gây khó thở, suy hô hấp và có thể dẫn đến tử vong. (Ảnh: Shutterstock)

PGS.TS.BS Trần Văn Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Phổi Việt Nam, Chủ tịch Liên chi hội Hô hấp TP Hồ Chí Minh cho biết: “COPD là nguyên nhân gây tử vong đứng thứ ba trên thế giới. Việt Nam có số người mắc COPD trung bình và nặng cao nhất trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương”.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính để lại hậu quả trên nhiều phương diện, gây khó thở dai dẳng, ho, khò khè, tức ngực; ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh, khiến họ khó thực hiện các hoạt động hằng ngày dù là vận động nhẹ như leo cầu thang, mặc quần áo...

Theo thống kê, có đến 60-70% bệnh nhân có một đợt cấp COPD trong vòng 2-4 năm. Các đợt cấp này nếu không được kiểm soát tốt sẽ tái phát thường xuyên. Khi nhập viện người bệnh phải dùng nhiều kháng sinh mạnh kèm theo corticoid toàn thân, lặp đi lặp lại nhiều lần có thể dẫn tới những biến chứng nguy hiểm như lao phổi, teo cơ, trầm cảm, loãng xương…

Hơn nữa, COPD là một bệnh lý mạn tính, đòi hỏi phải điều trị liên tục với nhiều loại chi phí bao gồm thuốc men, phục hồi chức năng hô hấp, liệu pháp oxy và nhập viện. Chi phí điều trị cao, khả năng lao động suy giảm có thể nhân đôi gánh nặng tài chính cho người bệnh và gia đình. Do đó, ngăn ngừa đợt cấp và giảm nguy cơ xuất hiện đợt cấp trong tương lai là mục tiêu cấp thiết trong điều trị COPD, vừa làm nhẹ đi gánh nặng bệnh, vừa giúp bệnh nhân tránh nguy cơ gặp biến chứng và tử vong.

Với bề dày 50 năm phát triển và dẫn đầu về các giải pháp điều trị hen và COPD trên toàn cầu, GSK tự hào được mang đến hơi thở tự do cho người bệnh. Vừa qua, GSK Việt Nam đã phối hợp cùng Hội Hô hấp Việt Nam và Hội Phổi Việt Nam tổ chức chuỗi hội thảo khoa học đồng hành cùng ngành y tế giới thiệu giải pháp mới phù hợp với mô hình điều trị COPD tại Việt Nam.

Trong khuôn khổ hội thảo, GSK lần đầu tiên giới thiệu liệu pháp ba thành phần thuốc trong một ống hít tại Việt Nam, một giải pháp khoa học đột phá trong điều trị COPD được GSK đầu tư nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu điều trị tối ưu và cải thiện chất lượng sống của người bệnh. 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính gây ra nhiều ca tử vong hơn tai nạn giao thông - 2

Hội nghị khoa học thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia y tế đầu ngành trong lĩnh vực hô hấp trong nước và quốc tế.

Hội nghị khoa học thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia y tế đầu ngành trong lĩnh vực hô hấp trong nước và quốc tế.

Phát biểu tại sự kiện, PGS.TS.BS Lê Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Liên chi Hội Hen - Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng TP Hồ Chí Minh cho biết: “Phương pháp này không chỉ mới về mặt hoạt chất mà còn mới ở sự kết hợp nhiều hoạt chất trong một dụng cụ, giúp bệnh nhân có thể dễ dàng sử dụng và tuân thủ điều trị. Đây là một bước tiến vô cùng quan trọng. Tôi kỳ vọng bệnh nhân COPD tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ biện pháp này. Bên cạnh đó, tôi cũng mong rằng phương pháp này sớm được đưa vào danh mục bảo hiểm y tế để giúp giảm bớt gánh nặng bệnh tật ở bệnh nhân COPD”.

Bác sĩ Phạm Thị Mỹ Liên, Chủ tịch GSK Việt Nam chia sẻ: “Sau nhiều năm chờ đợi và chuẩn bị, GSK đã đưa được loại thuốc tiên tiến này về Việt Nam để tiếp cận gần hơn với các bệnh nhân. Chúng tôi mong rằng có thể vững bước cùng đội ngũ y tế trong ngành hô hấp để mang liệu pháp mới đến với nhiều bệnh nhân, không chỉ ở các bệnh viện tuyến đầu mà là mọi bệnh nhân đang chịu những triệu chứng, những gánh nặng do COPD gây ra ở khắp mọi nơi”.

Tư vấn bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Tài liệu dành cho công chúng NP-VN-RS-PRSR-240004. ADD: 03/2024

Về GSK

GSK là một công ty dược phẩm sinh học toàn cầu với lý tưởng và mục tiêu là hợp nhất khoa học, công nghệ và nhân tài để cùng nhau chiến thắng bệnh tật. Để biết thêm thông tin, vui lòng truy cập https://www.gsk.com/en-gb/

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN