Bệnh nhân mắc ung thư lo ngại biến chứng khi xạ trị: Bác sĩ Bệnh viện K nói gì?

Sự kiện: Ung thư

Hiện nay vẫn có một số người mắc bệnh ung thư từ chối xạ trị vì lo ngại những biến chứng có thể xảy ra.

Tại Hội thảo Quốc gia “Tiến bộ trong xạ trị ung thư” tổ chức sáng 27/11 tại Bệnh viện K Trung ương (Hà Nội), PGS.TS Ngô Thanh Tùng, Giám đốc Trung tâm xạ trị Quốc gia, Trưởng khoa Xạ 1, Bệnh viện K, cho biết, ưu thế của xạ trị là gần như không có chống chỉ định và có thể áp dụng cho mọi giai đoạn bệnh, kể cả với mục đích điều trị triệt căn đến giảm nhẹ triệu chứng cho ung thư giai đoạn cuối. Hiện tại, theo ước tính trong điều trị ung thư nói chung, xạ trị đóng góp xấp xỉ 50%.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K.

Hiện Bệnh viện K mỗi ngày có khoảng 800-900 lượt bệnh nhân sử dụng phương pháp này.

Trước những lo ngại về biến chứng khi xạ trị, PGS Tùng nói: Bất cứ phương pháp điều trị ung thư nào đều có tác dụng phụ, xạ trị cũng vậy. Tuy nhiên, mỗi bệnh nhân đều được bác sĩ tính toán kỹ về phương pháp, cách thức, liều lượng, để hạn chế thấp nhất biến chứng.

Xạ trị là sử dụng tia phóng xạ (gamma, proton...). Khi chiếu vào cơ thể, các nhà y học đã tính toán việc dùng tia xạ đó vào vùng khối u hay vùng có hạch di căn để diệt tế bào ung thư.

Để giảm tác dụng phụ không mong muốn, người thầy thuốc đóng vai trò rất quan trọng, họ sẽ hướng dẫn cho người bệnh.

Chẳng hạn: Bệnh nhân phải bỏ các phụ kiện bằng kim loại vì chúng sẽ làm hấp thụ nhiều tia xạ.

Ngoài ra, bác sĩ cần hướng dẫn người bệnh dùng thuốc, đảm bảo sử dụng trúng đích các tế bào ung thư, đúng và đủ liều điều trị, nếu cần có thể chia nhiều liều xạ trị, tránh tổn thương tế bào lành.

Do đó, người bệnh cần tin tưởng bác sĩ, ăn uống đủ chất để có sức khỏe tốt nhất trong quá trình điều trị.

PGS.TS Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K chia sẻ: Ung thư đang trở thành gánh nặng lớn tại các quốc gia trên thế giới, đặc biệt với các nước nghèo, các nước đang phát triển. Công tác phòng chống ung thư hiện nay vẫn là một thách thức lớn đối với nền y học trên thế giới, không những đòi hỏi kiến thức, kỹ thuật chuyên môn hiện đại, cập nhật của các y bác sỹ, mà còn đòi hỏi sự nỗ lực của bản thân người bệnh, gia đình, sự hỗ tích cực từ xã hội, cộng đồng.

Xạ trị là một trong 3 phương pháp điều trị kinh điển (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị) ngày càng tỏ rõ tầm quan trọng không thể thiếu trong điều trị bệnh ung thư. Ưu thế của xạ trị là gần như không có chống chỉ định và có thể áp dụng cho mọi giai đoạn bệnh, kể cả với mục đích điều trị triệt căn đến điều trị giảm nhẹ triệu chứng cho ung thư giai đoạn cuối. Hiện tại theo ước tính trong điều trị ung thư nói chung, xạ trị đóng góp khoảng sấp xỉ 50%.

Nguồn: [Link nguồn]

Nghẹn khi ăn, đau ngực, khàn tiếng, dấu hiệu cảnh báo ung thư thực quản

Ở giai đoạn nhẹ, bệnh thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh chủ quan.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Diệu Thu ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN