Bệnh nhân bị liệt có thể đi lại nhờ công nghệ mới
Công nghệ máy tính hoàn toàn được điều khiển bởi bộ não đã giúp thanh niên bại liệt người Mỹ có tên là Adam Fritz tập những bước đi đầu tiên.
Adam Fritz mới 28 tuổi và bị liệt cả hai chân. Giờ đây, anh có thể tập tễnh như bước đi đầu tiên như thời thơ ấu tập đi, nhờ vào một hệ thống máy tính được điều khiển bằng sóng não bộ của chính anh. Sự cải tiến công nghệ này rất hứa hẹn cho những người bị chấn thương sọ não và tủy sống.
Thành công này được giám sát bởi các bác sĩ của trường đại học California. Adam Fritz bị liệt 5 năm qua sau một tai nạn môtô và anh tình nguyện tham gia cuộc thí nghiệm nhằm thử nghiệm một hệ thống máy tính mới kết nối trực tiếp với bộ não.
Thiết bị hoạt động nhờ vào một mạng lưới điện cực gắn trên đầu bệnh nhân. Những điện cực này ghi nhận tín hiệu của não bộ giống như cách kiểm tra điện não đồ.
Một thuật toán nhằm kích thích thần kinh cơ bắp
Các dữ liệu được truyền trực tiếp vào một máy tính. Máy tính này sẽ giải mã và chuyển dữ liệu thành sóng não. Sau đó, sóng não được chuyển dưới dạng thuật toán đến những điện cực khác nhằm kích thích thần kinh cơ bắp, giúp các cơ bắp hoạt động trong việc đi lại.
Như vậy, hệ thống này vượt qua ảnh hưởng gây tê liệt của tủy sống và thiết lập việc truyền thông tin thần kinh giữa não bộ và cơ bắp thông qua một thiết bị bên ngoài. Nhờ thiết bị này, bệnh nhân có thể bước đi với khoảng cách 3,66 mét. Trong hành trình, trọng lượng của bệnh nhân một phần được nâng đỡ bằng một yên cương để tránh bị ngã.
Quá trình thử nghiệm được quay phim là trở thành đề tài của một cuộc nghiên cứu trong tạp chí Journal of NeuroEngineering and Rehabilitation. Một trong những tác giả của cuộc nghiên cứu giải thích: “Mặc dù sau nhiều năm bại liệt, não bộ vẫn có thể tạo ra sóng não đáng kể. Những sóng này có thể được khai thác giúp đi lại cơ bản”.
Video: Adam Fritz bước đi nhờ vào một hệ thống máy tính được điều khiển bằng sóng não bộ của chính anh
Bệnh nhân đầu tiên bước đi không cần sử dụng robot
Tác giả này nói tiếp: “Chúng tôi chứng minh được rằng có thể khôi phục đi bộ trực quan, được điều khiển bằng não bộ, bất kể tủy sống bị tổn thương hoàn toàn”. Theo các nhà nghiên cứu, Adam Fritz là bệnh nhân bại liệt chân đầu tiên có thể bước đi không cần sử dụng robot.
Trước đây, những giao diện não bộ - máy tính tương tự sử dụng chi giả, như cánh tay robot nhằm giúp bệnh nhân có thể cử động. Năm ngoái, một bệnh nhân bại liệt thậm chí có thể bước đi, nhưng những kết quả thí nghiệm trên Adam Fritz rất đáng khích lệ.
Do đó, các nhà nghiên cứu dự tính mở rộng thí nghiệm trên các bệnh nhân khác nhằm kiểm tra tính hiệu quả của hệ thống và cải thiện thêm.