Bệnh mỡ máu cao tàn phá cơ thể như thế nào? Đây là cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Muốn điều trị rối loạn mỡ máu thì đầu tiên là phải giảm chế độ ăn liên quan đến lipid, mỡ động vật và tinh bột.
Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ mắc bệnh mỡ máu cao tại Việt Nam ngày càng có dấu hiệu trẻ hóa. Nếu như trước đây, rối loạn mỡ máu chỉ xuất hiện ở người bệnh trên 60 tuổi, thì hiện nay tỷ lệ người bệnh trên 20 tuổi mắc căn bệnh này đã tăng lên đáng kể.
Ảnh minh họa
Nguyên nhân gây ra bệnh mỡ máu
Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là do thói quen ăn uống cũng như duy trì một lối sống không lành mạnh, nhất là ở người trưởng thành. Đặc biệt, tình trạng mỡ máu tăng cao do chế độ ăn uống có chứa nhiều mỡ động vật, nội tạng động vật, lòng đỏ trứng, bơ, sữa, các loại thịt đỏ trong các bữa ăn hàng ngày.
Ngoài ra, một nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là tiền sử những người mắc các bệnh lý béo phì, ít vận động hoặc những người mắc bệnh tiểu đường. Với tình trạng tăng triglycerid thường gặp ở người uống nhiều bia rượu, di truyền hoặc rối loạn gen chuyển hóa.
Bệnh mỡ máu cao tàn phá cơ thể như thế nào?
Bệnh mỡ máu (rối loạn lipid máu) tuy không gây tử vong trực tiếp cho người bệnh nhưng những hệ lụy đáng sợ:
Mỡ máu cao gây gan nhiễm mỡ
Nguyên nhân chính gây ra bệnh mỡ máu là do chế độ ăn uống không hợp lý. Theo đó, toàn bộ thức ăn được dung nạp đều được chuyển hóa qua gan, gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ.
Ảnh minh họa
Mỡ máu cao gây bệnh tim mạch
Mỡ máu tăng cao là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ vữa động mạch, nếu tình trạng này kéo dài gây ra hẹp động mạch khiến lượng máu cung cấp cho tim giảm. Đặc biệt nếu cả chỉ số cholesterol và triglyceride tăng thì mức độ nguy hiểm của bệnh có thể trở nên trầm trọng, đẩy nhanh quá trình xơ vữa động mạch, hậu quả là thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim và tử vong.
Mỡ máu cao gây đột quỵ não
Mỡ máu tăng cao, đặc biệt ở người tăng cholesterol gây lắng đọng trong thành mạch hình thành các mảng xơ vữa. Theo đó, các mảng xơ vữa di chuyển từ nơi khác đến hoặc hình thành ngay tại mạch máu não, từ đó làm hẹp lòng mạch và dẫn đến giảm lưu lượng tuần hoàn và gây ra tình trạng thiếu máu não. Nghiêm trọng hơn, máu lên não có thể tắc nghẽn gây ra đột quỵ não.
Mỡ máu cao gây tăng huyết áp
Tình trạng mỡ máu tăng cao gây ra các mảng xơ vữa khiến lòng mạch hẹp lại, thành mạch kém đàn hồi, từ đó làm tăng áp lực lên thành mạch máu.
Để cung cấp đầy đủ máu cho các hoạt động của cơ thể thì bắt buộc tim phải làm việc tích cực hơn. Điều này làm tăng nhịp tim, tăng sức co bóp cơ tim, tăng hấp thu giữ nước trong cơ thể dẫn đến bệnh cao huyết áp.
Gây giảm chức năng sinh lý
Theo thống kê, có 80% các trường hợp nam giới bị tăng cholesterol máu có biểu hiện rối loạn cương dương và biểu hiện này sớm hơn những biến chứng về tim mạch trên bệnh nhân bị mỡ máu cao. Ngoài ra, cholesterol cao cũng làm giảm ham muốn ở nữ giới.
Cách phòng ngừa bệnh mỡ máu
Để phòng ngừa bệnh mỡ máu thì việc duy trì chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học rất quan trọng. Trong đó, cần lưu ý những điều sau đây:
- Giảm chất béo trong khẩu phần ăn, đặc biệt là chất béo no có trong mỡ, bơ, nước luộc thịt
- Kiêng ăn nội tạng động vật và hạn chế nạp quá nhiều thịt đỏ
- Hạn chế ăn các món được chế biến theo phương thức chiên xào, có chứa nhiều dầu mỡ
- Kiêng ăn các loại thực phẩm có đường như kem, bơ, bánh ngọt, nước ngọt,…
- Không nên ăn quá 2 quả trứng/ ngày do lòng đỏ trứng rất giàu cholesterol
- Giảm lượng muối xuống dưới 5g/ ngày
- Hạn chế tới mức tối đa việc sử dụng các loại đồ uống có cồn
- Tránh hút thuốc lá hoặc tiếp xúc trực tiếp với khói thuốc lá
- Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đóng hộp như bánh ngọt, bánh nướng, pizza, khoai tây chiên, bánh mì kẹp thịt,…
- Hạn chế đồ ăn vặt mặn, béo và có đường.
Nguồn: [Link nguồn]
Các nhà khoa học Pháp và Hà Lan đã xác định khả năng hạ mỡ máu của Totum-070, hợp chất có trong 5 loại thực vật, trong đó có 4 cái tên quen thuộc.