Bệnh cảm mùa hè đã dính thì rất lâu khỏi và khó chịu

Sự kiện: Sống khỏe

Mùa hè rất nhiều người bỗng nhiên mắc bệnh cảm với những triệu chứng rất mỏi mệt, khó chịu, dai dẳng. Đó chính là bệnh cảm.

Các thói quen dễ gây bệnh cảm mùa hè

Mùa hè bệnh thường nặng hơn mùa đông vì nắng nóng mọi người hoạt động nhiều hơn, kéo theo cơ thể thường bị thiếu nước, hệ miễn dịch yếu đi, dễ bị dị ứng, nhiễm trùng. Vi rút gây bệnh cảm cũng mạnh hơn trong mùa hè, chủ yếu là entero vi rút gây sổ mũi, đau họng, rát họng, khô họng, cay họng, đau dạ dày, sốt, đau nhức cơ thể... và có thể nhiễm bất cứ lúc nào.

Nắng nóng mùa hè rất dễ mắc bệnh cảm. Ảnh minh họa.

Nắng nóng mùa hè rất dễ mắc bệnh cảm. Ảnh minh họa.

Các thói quen dễ gây cảm lạnh, cảm nóng mùa hè như:

- Dùng quạt nhiều giờ làm cơ thể mất nước, suy yếu, cảm giác mệt mỏi, uể oải... điều kiện tốt cho vi rút tấn công.

- Bật máy lạnh ở nhiệt độ thấp hơn bên ngoài sẽ làm cho cơ thể không kịp thích nghi khi ra vào cũng tạo điều kiện cho vi rút tấn công cơ thể, thậm chí bị sốc nhiệt. Hay ngồi làm việc trong phòng máy lạnh mà không biết chăm sóc sức khỏe cũng dễ mắc bệnh.

- Tắm, ngâm mình lâu trong nước mát rất dễ chịu, nhưng cũng làm khô da, mất nước, còn khiến thân nhiệt cơ thể hạ thấp, nhiễm lạnh...

- Trời nóng mà tắm khuya tăng nguy cơ bị cảm lạnh, có thể dẫn đến thiếu máu não, đột quỵ... nhất là những người có bệnh lý nền.

Theo các chuyên gia y tế, vi rút dẫn đến cảm mùa hè là do các vi rút thuộc chi entero thích nhiệt độ cao, mạnh mẽ hơn nhiều (khác với vi rút mùa đông), nên tuy mùa hè ít bị mắc bệnh cảm hơn mùa đông, nhưng đã "dính" thì rất lâu khỏi.

Triệu chứng bệnh cảm mùa hè là có ho, sổ mũi, nghẹt mũi, nhức đầu, viêm họng... gây sốt cao và rõ rệt hơn (nếu là viêm mũi dị ứng thì các triệu chứng này thường diễn ra cùng lúc và giảm ngay khi đi tới nơi khác).

Bệnh cảm mùa hè lây lan rất nhanh. Ảnh minh họa.

Bệnh cảm mùa hè lây lan rất nhanh. Ảnh minh họa.

Những điều cần biết khi dính cảm

Bệnh cảm mùa hè có khả năng lây lan rất nhanh trong gia đình, nơi làm việc... nên khi bị cảm cần có ý thức cách ly để tránh nguy cơ nhiễm bệnh cho người lành và mọi người cần có chút kiến thức để không tăng nặng các khó chịu của bệnh. Người dân cần đi khám bác sĩ để được điều trị đúng, hoặc muốn dùng thuốc uống, xịt, hay thông mũi... cần có ý kiến của bác sĩ:

- Việc điều trị kháng sinh cho cả cảm lạnh, cảm cúm dường như không hiệu quả, thuốc kháng sinh cũng chỉ tiêu diệt được vi khuẩn mà không diệt được vi rút. Trên thị trường có nhiều loại thuốc chữa bệnh cảm, dễ dùng nên rất hay bị người dân hiểu sai, dùng sai nếu không được bác sĩ khám và kê đơn thuốc thì bệnh càng lâu khỏi.

- Một số thuốc thông mũi, xịt mũi tự ý dùng nếu quá 3 ngày còn có thể làm người bệnh phụ thuộc vào thuốc.

- Xịt nước muối nhiều người dùng, nhưng chỉ giúp ngăn chặn nhiễm bệnh, thông xoang chứ không chữa được cảm cúm, cảm lạnh.

- Xông mũi bằng hơi nước nóng, hoặc thảo dược có độ ẩm tốt cho mũi, nhưng sức nóng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng viêm mũi.

- Hút thuốc khi mắc cảm là sai lầm nghiêm trọng, vì nó là nguyên nhân gây biến chứng viêm phổi, viêm phế quản, viêm đường hô hấp từ cảm cúm, cảm lạnh thông thường.

- Không uống đủ nước là sai lầm nhiều người - kể cả người khỏe mạnh cũng mắc. Uống thiếu nước sẽ đau đầu, khó chịu. Tốt nhất cần uống đủ nước giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm cho chất nhầy ở xoang, mũi lỏng ra, chảy xuống chứ không lưu lại ở xoang, hay phổi làm bệnh lâu khỏi.

- Các thuốc xịt mũi để làm khô mũi cũng không dùng quá ba ngày.

Nhiều người khi mắc bệnh cảm mùa hè cảm thấy mệt mỏi, uể oải còn ngại hoặc bỏ hẳn tập thể dục. Nhưng thực tế lúc này nên vận động để giúp cơ thể củng cố hệ miễn dịch, giảm nhiễm bệnh hơn, và cũng là cách có thể tăng cường hệ miễn dịch chống bệnh. Có thể tập các động tác nhẹ nhàng trong, thời gian tập ngắn hơn bình thường tùy theo thể trạng

Khi thấy các triệu chứng bị đau họng, rát họng, ho, sổ mũi, sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu… là dấu hiệu bị cảm lạnh, cảm nóng, người dân cần:- Nghỉ ngơi ngay khi có dấu hiệu cảm (có thể ngủ nhiều hơn, hạn chế làm việc).

- Súc miệng thường xuyên bằng nước muối.

- Bổ sung vitamin C cho cơ thể (ăn và uống các loại rau quả có nhiều Vitamin C như: cam, bưởi, chanh…) và uống thêm viên C.

- Ăn tỏi: Tỏi sống có tác dụng như một loại kháng sinh giúp kích thích hệ miễn dịch của cơ thể.

- Tắm nước ấm, hoặc xông hơi trong những ngày bị cảm cúm cũng giúp cơ thể thư giãn, giảm bớt mệt mỏi.

- Rửa tay thường xuyên, phòng tránh vi rút mới và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, người bệnh có thể xông lá để trị cảm cúm.

Đừng để vi khuẩn gây bệnh phá hoại mùa hè của trẻ chỉ vì thiếu đề kháng da!

Mùa Hè năm nay của trẻ đã ngắn hơn trước bởi lịch học kéo dài mà lại còn có nguy cơ chẳng thể trọn vẹn vì đại...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Dương Hà (Tư vấn chuyên khoa: Giáo sư Phạm Thị Bích ĐàoBệnh viện Đại học Y Hà Nội) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN