Bệnh Alzheimer - Lời cảnh tỉnh cho những bệnh nhân xem nhẹ chứng rối loạn nhận thức

Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu vì sao một số người bị rối loạn nhận thức lại tiến triển thành bệnh Alzheimer còn người khác thì không.

Joe đã gần 70 tuổi và cảm thấy mình ngày càng đãng trí hơn. Sếp của Joe phàn nàn rằng ông ấy đã quên một vài cuộc họp. Joe cảm thấy rất bối rối không biết vì sao mình lại trở nên như vậy và lo ngại đang có vấn đề gì đó nghiêm trọng xảy ra.

Để yên tâm, vợ Joe đã hối thúc ông đi kiểm tra sức khoẻ toàn diện. Bác sĩ nói với Joe rằng ông bị rối loạn nhận thức. Bác sĩ cho biết tình trạng của Joe chưa cần điều trị nhưng cần được theo dõi chặt chẽ về khả năng ghi nhớ và nhận thức. Để đối phó với tình trạng đãng trí, Joe đã sử dụng các công cụ ghi nhớ như lập danh sách những việc cần làm về thường xuyên kiểm tra để không bỏ lỡ một việc nào đó.

Tình trạng của Joe chính là một ví dụ điển hình về chứng rối loạn nhận thức ở người lớn tuổi.

Rối loạn nhận thức là gì?

Rối loạn nhận thức là tình trạng của một số người lớn tuổi gặp vấn đề về trí nhớ hoặc nhận thức hơn những người cùng tuổi. Nguy cơ rối loạn nhận thức sẽ tăng lên khi ai đó già đi, mắc một số căn bệnh như tiểu đường, trầm cảm, đột quỵ…

Có nhiều người mắc rối loạn nhận thức phát triển thành bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ hơn người không mắc.

Có nhiều người mắc rối loạn nhận thức phát triển thành bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ hơn người không mắc.

Triệu chứng của rối loạn nhận thức

Các triệu chứng của rối loạn nhận thức không nghiêm trọng như triệu chứng của bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ. Người bị rối loạn nhận thức không phải trải qua những thay đổi về tính cách hoặc các vấn đề khác đặc trưng của bệnh Alzheimer. Họ vẫn có thể tự chăm sóc bản thân và thực hiện các hoạt động quen thuộc hàng ngày.

Các dấu hiệu của rối loạn nhận thức có thể bao gồm:

- Thường xuyên làm mất đồ.

- Quên các cuộc hẹn hoặc sự kiện sắp đặt từ trước.

- Gặp khó khăn trong việc diễn đạt bằng ngôn ngữ hơn những người cùng tuổi.

- Khó khăn trong vận động và các vấn đề về khứu giác cũng có thể liên quan đến rối loạn nhận thức.

Rối loạn nhận thức có thể phát triển thành bệnh Alzheimer không?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có nhiều người mắc rối loạn nhận thức phát triển thành bệnh Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ hơn người không mắc. Ước tính có khoảng 10 – 20% người từ 65 tuổi trở lên bị rối loạn nhận thức phát triển thành chứng sa sút trí tuệ trong khoảng thời gian một năm. Tuy nhiên, không phải ai bị rối loạn nhận thức cũng phát triển thành sa sút trí tuệ. Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng của rối loạn nhận thức có thể không nặng hơn, thậm chí cải thiện.

Một số nghiên cứu cho thấy, các yếu tố di truyền có thể đóng vai trò trong việc ai bị rối loạn nhận thức sẽ phát triển thành bệnh Alzheimer và sa sút trí tuệ. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm hiểu lý do vì sao một số người bị rối loạn nhận thức lại tiến triển thành bệnh Alzheimer còn người khác thì không.

Làm thế nào để phát hiện bản thân đang mắc chứng rối loạn nhận thức?

Người thân và bạn bè có thể nhận thấy tình trạng suy giảm trí nhớ ở người bị rối loạn nhận thức. Nếu phát hiện ra tình trạng này ở người thân trong gia đình, hãy đưa họ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra.

Trong một số trường hợp, vấn đề về trí nhớ và tư duy có thể do các nguyên nhân bệnh lý có thể điều trị được. Bác sĩ sẽ kiểm tra hoặc yêu cầu người bệnh khám chuyên sâu về một bệnh lý được nghi ngờ để loại trừ nguyên nhân bệnh lý có thể điều trị được và tìm ra người bị mắc chứng rối loạn nhận thức thật sự.

Làm thế nào để quản lý chứng rối loạn nhận thức hiệu quả?

Vì rối loạn nhận thức có thể là dấu hiệu ban đầu của các vấn đề nghiêm trọng hơn như Alzheimer hoặc sa sút trí tuệ, vì vậy, điều quan trọng là bạn phải đi khám mỗi 6 – 12 tháng. Bác sĩ sẽ giúp bạn theo dõi các thay đổi trong trí nhớ và kỹ năng tư duy. Ghi lại bất cứ thay đổi nào cũng là một việc làm có ích giúp bạn theo dõi tình trạng rối loạn nhận thức của mình.

Hoạt chất Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) chiết xuất từ lá Ginkgo Biloba

Hoạt chất Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) chiết xuất từ lá Ginkgo Biloba

Chiết xuất từ lá Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) cũng được coi là 1 giải pháp hữu hiệu để quản lý chứng rối loạn nhận thức. Chiết xuất Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) mang lại nhiều tác dụng như hỗ trợ tăng tuần hoàn não, tăng lưu lượng máu não, hỗ trợ kiểm soát yếu tố nguy cơ mạch máu. Ngoài ra, hoạt chất Ginkgo Biloba EGb 761 có tác dụng đẩy gốc tự do, chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa kết tập những chất thoái hóa thần kinh có hại.

Với những lợi ích như trên, rất nhiều quốc gia đã khuyến cáo đưa chiết xuất Ginkgo Biloba được chuẩn hoá (EGb 761) vào hướng dẫn hỗ trợ điều trị, phòng ngừa cũng như cải thiện nhận thức ở người rối loạn nhận thức nhẹ.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN