Bé trai 9 tuổi suy thận cấp sau khi bị mẹ đánh vào mông, bác sĩ chỉ rõ 5 vị trí quan trọng, không tùy tiện đánh con
Nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đánh vào mông của trẻ thường an toàn hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Nhưng trên thực tế điều này là sai.
Với bản tính ương bướng, cậu bé Tiểu Vũ ( 9 tuổi, sống tạy Chiết Giang, Trung Quốc) thường bị mẹ đánh đòn. Thông thường, người mẹ chỉ đánh bằng tay, nhưng một lần tức giận, mẹ của bé đã dùng cán chổi đánh con vào mông vì nghĩ đánh vào mông sẽ an toàn.
Tuy nhiên, sau trận đòn đó, bé có hiện tượng mệt mỏi và tiểu tiện bất thường. Gia đình vội đưa bé đến viện, sau khi thăm khám và chụp chiếu, bệnh nhi được chẩn đoán suy thận cấp, có thể ảnh hưởng tính mạng nếu không cứu chữa kịp thời.
Ảnh minh họa
Bác sĩ cho biết nhiều bậc cha mẹ nghĩ rằng đánh vào mông của trẻ thường an toàn hơn so với những bộ phận khác trên cơ thể. Nhưng trên thực tế điều này là sai. Nếu thường xuyên bị đánh, da trẻ sẽ bị ứ máu, ảnh hưởng đến chức năng bài tiết của thận. Trường hợp nặng sẽ bị suy thận cấp như Tiểu Vũ. Nếu quá mạnh tay, việc đánh đòn vào mông cũng có thể gián tiếp làm tổn thương não bộ trẻ.
Theo các bác sĩ, một số trẻ suy thận cấp có thể do cha mẹ đánh đập quá nặng khiến mô cơ bị hoại tử, cơ thể sinh ra một lượng lớn myoglobin, ion kali và các chất khác. Tổn thương thận cấp tính xảy ra do xuất huyết. Tình trạng này tương tự với chứng tiêu cơ vân.
5 vị trí quan trọng trên cơ thể trẻ, cha mẹ không tùy tiện đánh vào
Các bác sĩ khuyến cáo, khi giáo dục con cái, cha mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến những vị trí này, không nên đánh vào khi đang tức giận.
Thay vì đánh con, bố mẹ có thể phạt bằng cách bắt úp mặt vào tường. Ảnh minh họa
Không đánh vào mông
Nhiều bậc cha mẹ luôn thích đá vào mông con cái khi họ dạy con nhưng đây là bộ phần cần tránh. Cha mẹ cho rằng, vị trí này không quá nguy hiểm nhưng việc đánh quá mạnh sẽ gây tổn thương các mô mềm, hình thành những vết bầm tím, có thể nguy hiểm đến tính mạng trong trường hợp nặng.
Không đánh vào sau gáy
Phía sau đầu cũng là một nơi rất nhạy cảm, các dây thần kinh ở phía sau đầu phân phối các mô tế bào thần kinh quan trọng cho sự phát triển của não, một khi bị va đập mạnh, tổn thương gây ra là không thể phục hồi. Thậm chí, trí thông minh của trẻ sẽ bị ảnh hưởng, trẻ có thể trở nên ngốc nghếch hơn.
Không đánh vào bụng
Bụng của trẻ là nơi tập trung của các cơ quan nội tạng, cha mẹ không được tác động mạnh vào bụng của trẻ, nếu không sẽ gây nguy hiểm.
Không đánh vào tai
Có nhiều trường hợp thực tế cho thấy, việc kéo tai, tát vào tai gây ảnh hưởng tới thính giác của trẻ, từ việc ù tai cho tới ngất xỉu, thậm chí là điếc. Nhiều bậc cha mẹ rất mạnh tay, lại không kiểm soát được lực khi đánh con, dễ làm tổn thương thính giác của con mình.
Không đánh vào lưng
Đánh vào lưng trẻ có thể dễ dàng làm chấn thương cột sống và cơ quan bên trong. Vị trí này cũng cần cha mẹ tránh, đừng vì vài phút nóng nảy mà “thượng cẳng chân hạ cẳng tay” vào lưng con mình.
Nguồn: [Link nguồn]
Áp lực thi cử cùng số lượng bài vở quá nhiều khiến cho học sinh phải tranh thủ học ngày học đêm. Vậy, cha mẹ cần lưu ý những gì để trẻ không bị căng thẳng?