Bé trai 7 tuổi nguy kịch sau 16 ngày bị chó nhà hàng xóm cắn

Sự kiện: Bệnh dại

Do tiên lượng xấu, gia đình đã xin đưa bé về nhà, hiện bé vẫn trong tình trạng nặng, nguy kịch.

Trung tâm Y tế TP Uông Bí, Quảng Ninh vừa cho biết, trên địa bàn vừa có cháu bé bị chó cắn dẫn đến nguy kịch.

Trước đó, bé V.Đ.T, 7 tuổi bị chó nhà hàng xóm cắn vào cẳng tay trái, ngày 25/9. Lúc này, chó chưa được tiêm phòng. Một ngày sau, gia đình đưa trẻ đi tiêm vắc-xin phòng dại tại cơ sở dịch vụ, đồng thời đến Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí khám, điều trị. Tại đây, trẻ được khâu 5 mũi, xuất viện hôm 1/10.

(Ảnh minh họa).

(Ảnh minh họa).

Hôm 10/10, bệnh nhi lên cơn sốt, nhập đơn vị trên cấp cứu, song tình trạng xấu đi, được chuyển tuyến lên Hà Nội trong khi nguy kịch, sùi bọt mép. Do tiên lượng xấu, gia đình đã xin đưa bé về nhà, hiện bé vẫn trong tình trạng nặng.

Đại diện Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí Quảng Ninh cho biết, đơn vị này chưa có kết luận về nguyên nhân vụ việc.

Theo Bộ Y tế, bệnh dại là bệnh nhiễm vi rút cấp tính của hệ thống thần kinh Trung ương từ động vật lây sang người bởi chất tiết, thông thường là nước bọt bị nhiễm vi rút dại. Hầu hết các trường hợp phơi nhiễm với bệnh dại đều qua vết cắn, vết liếm của động vật mắc bệnh dại, đôi khi có thể bị nhiễm qua đường tiếp xúc như hít phải khí dung hoặc ghép tổ chức mới bị nhiễm vi rút dại. Khi đã lên cơn dại, kể cả động vật và người đều dẫn đến tử vong.

Giai đoạn tiền triệu chứng: thường 1- 4 ngày, biểu hiện cảm giác sợ hãi, đau đầu, sốt, mệt mỏi, khó chịu, cảm giác tê và đau tại vết thương nơi vi rút xâm nhập.

Giai đoạn viêm não thường biểu hiện mất ngủ, tăng cảm giác kích thích như: sợ ánh sáng, tiếng động và gió nhẹ. Ngoài ra, còn có rối loạn hệ thần kinh thực vật như giãn đồng tử, tăng tiết nước bọt, vã mồ hôi, hạ huyết áp, đôi khi có biểu hiện xuất tinh tự nhiên.

Bệnh tiến triển theo hai thể: thể liệt kiểu hướng thượng (hội chứng Landly) và thể cuồng.

Bệnh thường kéo dài từ 2- 6 ngày, đôi khi lâu hơn và chết do liệt cơ hô hấp.

Chẩn đoán bệnh dựa vào các triệu chứng lâm sàng, đặc biệt là các chứng sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng với các yếu tố dịch tễ học có liên quan.

Về lý thuyết vẫn có thể trường hợp phát bệnh dại dù đã tiêm phòng, có thể do chưa cơ thể tạo ra miễn dịch đầy đủ, vết thương độc lực lớn hoặc vết cắn ở vị trí nguy hiểm nên di chuyển nhanh, vắc-xin không còn hiệu quả. Tuy nhiên, tỷ lệ này khá hiếm.

Khi con vật đã được xác định mắc bệnh dại phải tiêu hủy ngay (trường hợp không xác định được chủ vật nuôi thì ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tiêu hủy) để ngăn chặn sự lây truyền bệnh sang súc vật khác và lây truyền sang người.

Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh dại, nhiễm bệnh dại.

Vệ sinh, khử trùng tiêu độc toàn bộ chuồng, cũi, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển, môi trường thức ăn, chất thải, các vật dụng khác đã tiếp xúc với con vật mắc bệnh.

Tất cả chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch phải được nhốt, theo dõi.

Tiêm bắt buộc cho chó, mèo khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp, tiêu hủy những con chó, mèo nếu không tiêm.

Tất cả những người bị chó, mèo cắn, cào, liếm hoặc tiếp xúc phải thực hiện nghiêm ngặt việc xử lý vết thương, khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam…

Người đàn ông tử vong sau 2 tháng bị chó cắn

Khoảng 2 tháng trước thời điểm khởi phát bệnh, trong khi làm nông tại trang trại của gia đình, bệnh nhân bị một con chó thả rông (không rõ nguồn gốc) cắn vào mu bàn tay phải...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo TUẤN ANH ([Tên nguồn])
Bệnh dại Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN