Bé trai 3 tuổi bị đâm thủng sàn sọ vì nghịch đũa

Sự kiện: Sống khỏe

Trong lúc cầm cây đũa dùng để ăn cơm đùa nghịch, bé trai không may té ngã và bị cây đũa xuyên vào lỗ mũi bên trái. Khoảng 1 tháng sau tai nạn, sức khỏe của trẻ diễn tiến xấu, tại Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị thủng sàn sọ.

Ngày 2/19, BS Nguyễn Minh Hảo Hớn, Trưởng khoa Mũi xoang, Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM cho biết, tại đây vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị tai nạn rất nguy hiểm. Bệnh nhân là bé trai 3 tuổi, ngụ tại tỉnh Đồng Nai đến bệnh viện thăm khám sau thời gian dài điều trị viêm màng não nhưng không thuyên giảm.

Khai thác bệnh sử của bác sĩ từ phía gia đình ghi nhận, khoảng 1 tháng trước, bé cầm đũa ăn cơm đùa nghịch thì không may trượt chân té khiến cây đũa xuyên vào lỗ mũi bên trái. Ngay sau đó, bé tự rút chiếc đũa ra, lỗ mũi bị đũa xuyên vào chảy máu nhưng tự cầm được nên gia đình không đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám.

Các bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật vá lại sàn sọ bị thủng cho bệnh nhi

Các bác sĩ thực hiện cuộc phẫu thuật vá lại sàn sọ bị thủng cho bệnh nhi

Sau 2 ngày, bệnh nhi bắt đầu có biểu hiện sốt cao. Lúc này gia đình đưa trẻ đến một phòng khám tư kiểm tra và điều trị nhưng không thuyên giảm nên tiếp tục chuyển đến bệnh viện tỉnh Đồng Nai thăm khám. Tại đây, bé được chẩn đoán viêm màng não và được điều trị 2 tuần. Tuy nhiên, tình trạng chảy dịch ở mũi trái ngày càng nặng nên gia đình đưa bé đến Bệnh viện Tai Mũi Họng TPHCM kiểm tra.

Trên kết quả chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu, các bác sĩ phát hiện bệnh nhi bị thủng sàn sọ do dị vật gây ra. Tại vị trí sàn sọ bị thủng, dịch não tủy liên tục bị rò là nguyên nhân khiến mũi bên trái của trẻ liên tục bị chảy dịch. Trước tình trạng trên, Bệnh viện Tai Mũi Họng đã hội chẩn chuyên môn cùng bệnh viện Nhi Đồng 1 để tìm phương án cứu chữa.

Sau hội chẩn, ê kíp bác sĩ đã quyết định sử dụng hệ thống định vị (GIS) thực hiện cuộc phẫu thuật nội soi vá lỗ rò não tủy tại vị trí sàn sọ bị thủng cho bệnh nhân. Sau khi vá lỗ rò, các bác sĩ đã bơm kéo sinh học, lấy mỡ bụng lấp vào vị trí tổn thương. Sau phẫu thuật, sức khỏe bệnh nhi bình phục tốt, trẻ đã hết chảy dịch mũi, không còn đau đầu.

Từ trường hợp trên, bác sĩ cảnh báo, khi bị dị vật chọc vào mũi, bệnh nhi có thể bị thủng hoặc đứt động mạch, tổn thương nội sọ, mù mắt. Để tránh tai nạn xảy ra, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng tuyệt đối không cho trẻ chơi những vật nhọn như cây đũa, cây bút.

Bạn để bút bi dưới ghế, bé trai 12 tuổi bị đâm thấu vùng bìu

Khi trẻ đứng lên phát biểu, một bạn cùng bàn đã trêu đùa đặt cây bút bi dưới ghế. Bé trai 12 tuổi xuống thì bị cây bút bi chọc thẳng vào vùng bìu, sát tầng sinh môn.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Vân Sơn ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN