Bé trai 14 tuổi bất ngờ bị suy thận, mẹ thừa nhận con thường xuyên có thói quen này

Mẹ bệnh nhân suy thận thừa nhận rằng, bé thường xuyên ăn các món ăn như trứng bắc thảo, nước ngọt và đồ ăn nhanh. Ngoài ra, cậu bé cũng thường xuyên có thói quen thức khuya và không thường xuyên vận động.

Thấy con trai Tiểu Hoa (14 tuổi, ở Trung Quốc) có nhiều biểu hiện lạ như: Ăn ít hơn, thường xuyên mệt mỏi, uể oải, khác hẳn với hình ảnh năng động trước đây. Gương mặt cậu bé xanh tái, mí mắt sưng húp... nên mẹ đã đưa bé tới viện khám.

Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ nhận thấy làn da Tiểu Hoa khô ráp, bong tróc, xuất hiện nhiều vết bầm tím. Đặc biệt, phần chân của em sưng to bất thường. Kết quả xét nghiệm cho thấy, chức năng thận của Tiểu Hoa suy giảm nghiêm trọng, lượng creatinin trong máu tăng cao. Bác sĩ kết luận Tiểu Hoa bị suy thận, cần phải lọc máu ngay lập tức.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mẹ của Tiểu Hoa không thể tin nổi vì nghĩ suy thận thường xảy ra ở người già, trong khi đứa con trai khỏe mạnh của mình lại mắc phải căn bệnh suy thận quái ác. 

Mẹ của bé cho biết, Tiểu Hoa là đứa con ngoan và rất chăm học nên luôn được cưng chiều. Khi khai thác bệnh sử về thói quen sinh hoạt và sở thích ăn uống, mẹ Tiểu Hoa thừa nhận bé thường xuyên ăn các món ăn như trứng bắc thảo, nước ngọt và đồ ăn nhanh. Ngoài ra, cậu bé cũng thường xuyên có thói quen thức khuya và ít vận động.

Bác sĩ đã chỉ ra rằng, trong trứng bắc thảo có chứa một lượng chì nhất định. Nếu ăn thường xuyên, lượng chì tích tụ lâu ngày trong cơ thể sẽ gây hại cho thận. Cộng thêm việc thường xuyên ăn các loại thịt chế biến sẵn, đây là những món chứa hàm lượng muối rất cao, việc ăn thường xuyên dễ khiến huyết áp tăng cao, tăng gánh nặng cho thận. Chưa kể, chính thói quen thức khuya, ngồi lâu một chỗ cũng có thể là tác nhân làm tổn thương thận ở con trai chị.

4 thói quen tăng nguy cơ suy thận ở người trẻ, rất nhiều người bỏ qua

Thói quen ăn mặn 

Một chế độ ăn nhiều muối hoặc ăn quá ngọt không chỉ làm tăng nguy cơ suy thận mà còn không tốt cho sức khỏe. Khi ăn mặn, lượng muối nạp vào cơ thể sẽ tăng lên. Điều này diễn ra trong một thời gian dài sẽ dẫn tới thận bị quá tải gây ra tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý thận, suy thận.

Thói quen ăn quá nhiều đạm

Tương tự như chế độ ăn nhiều muối, việc tiêu thụ nhiều đạm cũng gây quá tải cho thận. Khi có nhiều chất thải đạm cần đào thải, thận sẽ phải làm việc nhiều hơn và lâu ngày sức ép lên thận tăng sẽ khiến thận bị suy yếu. Nhu cầu về đạm thay đổi tùy theo độ tuổi, giới tính và sức khỏe tổng thể của từng người. Do vậy, bạn nên tham khảo bác sĩ về thực đơn phù hợp với thể trạng bản thân.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Không uống đủ nước

Việc không uống đủ nước sẽ ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu ở thận. Khi không uống đủ nước, khả năng lọc, đào thải các khoáng chất ra ngoài của thận bị ảnh hưởng. Lâu ngày gây tích tụ sỏi, tạo gánh nặng cho thận và dẫn tới thận bị suy yếu.

Để đủ nước cho cơ thể, mọi người nên bổ sung từ 2-3 lít nước cho cơ thể. Nên hạn chế tiêu thụ các loại nước ngọt, nước có gas, rượu bia hoặc các loại nước trái cây dạng đóng chai, nước trà đặc, cà phê…

Thiếu ngủ, căng thẳng, stress

Nhiều người có thói quen làm việc quá sức, không bố trí thời gian nghỉ ngơi hợp lý dễ dẫn đến tình trạng căng thẳng, stress. Đây cũng là một trong những yếu tố có thể gây ra bệnh lý suy thận. 

Bạn nên bố trí thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, ngủ đủ giấc để hạn chế tình trạng căng thẳng, stress. Bên cạnh đó, cần tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe đồng thời cũng là cách để giải tỏa căng thẳng. 

Dấu hiệu cảnh báo suy thận

Suy thận đang có xu hướng trẻ hóa và người bệnh có tâm lý chủ quan bỏ qua các dấu hiệu bất thường của cơ thể. Do vậy, người bệnh cần lưu ý một số dấu hiệu cảnh báo suy thận.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

- Mệt mỏi đôi khi chỉ thoáng qua, suy nhược cơ thể, chán ăn, nôn và buồn nôn.

- Khó ngủ, khó tập trung làm việc

- Thiếu máu do thận bình thường sản xuất erythropoietin kích thích tủy xương sản xuất hồng cầu sẽ có các biểu hiện: đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, suy nhược

- Biểu hiện của việc mất cân bằng điện giải, khoáng chất: da khô, ngứa, chuột rút

- Khi dịch tích tụ trong cơ thể sẽ gây phù, phát hiện ấn lõm trên nền cứng mắt cá chân, mặt trước cẳng chân. Trường hợp nặng có thể phù toàn thân, khó thở, đau ngực

- Rối loạn tiểu tiện, tiểu máu, nước tiểu có bọt.

Bệnh suy thận có chữa khỏi không?

Hiện nay bệnh suy thận không thể điều trị khỏi hoàn toàn được. Tuy nhiên có thể lựa chọn các phương pháp điều trị nhằm làm chậm quá trình tiến triển của bệnh, hạn chế bệnh tiến triển đến giai đoạn cuối phải điều trị thay thế.

Bệnh nhân suy thận không nên quá bi quan bởi hiện tại với các tiến bộ trong y tế, bệnh nhân có thể được dùng các phương pháp thay thế như lọc máu, lọc màng bụng, ghép thận… để kéo dài sự sống.

Việc bệnh nhân suy thận giai đoạn cuối sống được bao lâu tùy thuộc vào nhiều yếu tố: thể trạng, bệnh lý nền đi kèm, việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân…

Nguồn: [Link nguồn]

Nguyên nhân gây suy thận cấp ở người đàn ông 71 tuổi ở Hà Nội là do làm việc suốt buổi sáng dưới trời nắng nóng nhưng ông chỉ mang theo 500ml nước để uống.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Theo M.H (th) ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN