Bé sơ sinh có tiếng ngáy bất thường, cha mẹ cẩn trọng với bệnh tim hiếm gặp
Trẻ sơ sinh thường xuyên ngáy và có tiếng ngáy lạ có thể là tị tật tim, khiến nhịp tim tăng cao nguy hiểm.
Ngày 25/6 vừa qua, cặp vợ chồng đến từ Annan (Scotland) Charlotte Lake và Nathanael Guide đã đón đứa con đầu lòng của mình là Ava-Rose chào đời. Trong quá trình chăm sóc con, 2 vợ chồng phát hiện bé Ava ngủ nhiều hơn bình thường so với một đứa trẻ sơ sinh và phát ra tiếng ngáy khò khè khó thở. Thậm chí, chị Lake còn phát hiện đứa trẻ cũng phát ra tiếng thở kì lạ đó ngay cả khi không ngủ.
Mẹ của bé chia sẻ: “Tôi để ý thấy con bé có tiếng thở kì lạ này ngay khi nó chào đời, tiếng thở giống như mỗi khi chúng ta bị cảm lạnh vậy. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng điều đó là bình thường và họ nói với tôi con bé sẽ ổn thôi. Thời gian trôi qua và có vẻ tình hình con bé ngày càng tệ”.
Chỉ 9 ngày sau khi chào đời, chị Lake nói với nữ hộ sinh về nghi ngờ của mình. Ava lập tức được đưa đến bệnh viện. Lúc đầu, các triệu chứng của Ava khiến bác sĩ vô cùng bối rối. Họ cho rằng cô bé có thể bị nhiễm trùng phổi hoặc viêm phổi. Sau nhiều lần xét nghiệm, cuối cùng các bác sĩ đã phát hiện đứa trẻ có 1 lỗ thủng trong tim, 1 khuyết tật tim đe dọa tính mạng có thể gây thở nhanh và khó thở ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, động mạch chủ của Ava còn kết nối sai vị trí. Kết quả là tim của đứa trẻ phải vật lộn để bơm máu đi khắp cơ thể khiến chứng khó thở càng trở nên trầm trọng hơn.
Chính vì vậy, khi đủ 3 tháng tuổi, cô gái bé nhỏ này phải trải qua ca phẫu thuật tim và thật may mắn, ca phẫu thuật thành công, Ava đã khỏe mạnh trở lại, tiếng thở và tiếng ngáy bất thường cũng biến mất. Cha mẹ của Ava chia sẻ câu chuyện của mình với hi vọng nâng cao nhận thức về các dấu hiệu dị tật tim ở trẻ sơ sinh.
Bệnh tim bẩn sinh (CHD) – dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến các hoạt động của tim là 1 trong những loại dị tật bẩm sinh ảnh hưởng đến 1/100 trẻ sơ sinh ở Anh và Mỹ. Các triệu chứng bao gồm: nhịp tim nhanh, thở nhanh, mệt mỏi, da và môi có màu xanh xám, sưng chân, bụng hoặc quanh mắt.
Hiện tại, Ava đã hồi phục rất tốt và đã về nhà chỉ 8 ngày sau cuộc phẫu thuật. Cô bé ăn ngon hơn, ngủ ngon hơn và đang tăng cần dần dần. Tuy nhiên, đứa trẻ vẫn cần dùng thuốc bệnh viện đã kê đơn hậu phẫu thuật và đến bệnh viện thăm khám sức khỏe định kì.
Nguồn: [Link nguồn]
Amelia (2 tuổi, Anh) đã phải phẫu thuật cắt bỏ mắt trái khi mới một tuổi vì căn bệnh này.