Bé gái sơ sinh đã bị ung thư mắt, 2 tuổi phải phẫu thuật 1 bên và những dấu hiệu không nên bỏ qua

Sự kiện: Ung thư

Amelia (2 tuổi, Anh) đã phải phẫu thuật cắt bỏ mắt trái khi mới một tuổi vì căn bệnh này.

Cô bé Amelia từ khi sinh ra đã có 1 vết đỏ trên mí mắt. Các bác sĩ đã kiểm tra thị lực cho Amelia và bố mẹ cô bé được thông báo rằng, vết đỏ đó có thể là bệnh chàm.

Nhưng sau đó vài tháng, khi Amelia được 6 tháng tuổi, bà của cô bé nhận thấy có điều gì đó không ổn ở mắt.

Ngày hôm sau, gia đình Amelia đến bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ thông báo rằng, cô bé có thể bị đục thủy tinh thể hoặc u nguyên bào võng mạc - một loại ung thư mắt hiếm gặp.

Bé gái sơ sinh đã bị ung thư mắt, 2 tuổi phải phẫu thuật 1 bên và những dấu hiệu không nên bỏ qua - 1

Amelia đã trải qua 6 đợt hóa trị trong vòng 6 tháng nhưng đều không thành công và khối u lây lan rất nhanh qua những vùng mới, ngay cả các chuyên gia tư vấn cũng ngạc nhiên về mức độ tiến triển của bệnh.

Sau đó, mắt trái của Amelia đã bị cắt bỏ trong một ca phẫu thuật kéo dài 3 giờ.

Bây giờ, Amelia đã 3 tuổi, cô bé được lắp một con mắt giả và nó hoạt động rất tuyệt vời, đồng thời phải kiểm tra định kỳ 3 tháng 1 lần.

U nguyên bào võng mạc là một loại ung thư mắt hiếm gặp có thể ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Nó ảnh hưởng đến võng mạc, bộ phận nằm ở phía sau con ngươi.

Theo NHS (Dịch vụ Y tế Quốc Gia, Anh), triệu chứng chính của bệnh là xuất hiện ánh sáng trắng hoặc phản chiếu màu trắng ở giữa mắt (đồng tử).

Các triệu chứng khác bao gồm:

- Mắt hướng về một hướng khác

- Phần mống mắt đổi màu

- Sưng quanh mắt

- Chuyển động mắt không kiểm soát

- Vấn đề về thị lực

- Đau ở một hoặc cả hai mắt

Richard Ashton, giám đốc điều hành của Quỹ Ung thư Mắt Trẻ em, Anh, nhận xét: “U nguyên bào võng mạc rất hiếm, có khoảng một trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ được chẩn đoán ở Anh mỗi tuần. Các triệu chứng có thể khá khó phát hiện và trẻ em thường có vẻ khỏe mạnh nên khó chẩn đoán. Chỉ dưới một nửa số trường hợp, trẻ phải cắt bỏ một mắt trong quá trình điều trị.”

Nguyên nhân

U nguyên bào võng mạc xảy ra khi có sự thay đổi hoặc đột biến ở một gen cụ thể trong DNA của trẻ. Công việc của gen đó là kiểm soát sự phân chia tế bào. Khi nó không hoạt động như bình thường, các tế bào trong võng mạc sẽ phát triển ngoài tầm kiểm soát.

Trong hầu hết các trường hợp, tổn thương gen ngẫu nhiên và chỉ xảy ra ở một tế bào. Điều đó gây ra khối u ở một mắt.

Một số trẻ sinh ra với gen bị tổn thương trong mọi tế bào của cơ thể. Những đứa trẻ này có thể có nhiều hơn một khối u và có chúng ở cả hai mắt. Những đứa trẻ này cũng có nguy cơ mắc các loại ung thư khác cao hơn và có thể di truyền qua nhiều đời.

Ngày nào cũng ăn 5 thực phẩm này chẳng khác nào bạn đang tự 'kích hoạt' tế bào ung thư

Để phòng ngừa ung thư thì việc điều chỉnh chế độ ăn uống là vô cùng quan trọng, và đặc biệt cần tránh những thực phẩm gây ung thư hàng đầu.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Thùy Chi (Theo Express) ([Tên nguồn])
Ung thư Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN