Bé gái 7 tuổi đã bị gout, gia đình hoảng sợ khi biết nguyên nhân

Sự kiện: Bệnh gout

Nhìn lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của bé, bố mẹ thừa phần lớn tất cả các món ăn của bé gần như được chế biến từ nước canh xương hầm của bà ninh sẵn.

Theo thông tin từ bệnh viện ở Hàng Châu, Trung Quốc cho biết, bệnh viện vừa tiếp nhận một bệnh nhi là bé gái 7 tuổi, nhập viện trong tình trạng các khớp xương sưng tấy và đỏ khiến bé cảm thấy đau đớn, khó chịu.

Sau khi khám và làm các kết quả xét nghiệm, các bác sĩ cho biết chỉ số axit uric của bé cao tới 700 hoặc 800 micromol/l. Trong khi, mức độ axit uric bình thường là 420 micromol/l. Với chỉ số này, các bác sĩ chẩn đoán bé mắc bệnh gout, một căn bệnh được cho là "bệnh của người già".

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhận được kết quả, bố mẹ bé thực sự rất lo lắng không hiểu vì sao, trong khi cả bố mẹ và ông bà đều không có tiền sử bệnh. Nhìn lại chế độ ăn uống và sinh hoạt của bé, bố mẹ thừa nhận do có ít thời gian chăm con nên gần như tất cả nhờ vào bà. Từ bé đến lớn tất cả các món ăn của bé gần như được chế biến từ nước canh xương hầm mà bà ninh sẵn.

Với kinh nghiệm khám bệnh thực tế, các bác sĩ cho biết trong những năm gần đây, bệnh gout ngày càng bị trẻ hóa. Trường hợp của bệnh nhân nhỏ tuổi này nguyên nhân mắc bệnh phần lớn là do chế độ ăn uống thiếu khoa học, lối sống không lành mạnh. Việc uống nước canh hầm chứa nhiều dầu, mỡ của bà nội hàng ngày dẫn đến thừa dinh dưỡng, cộng với việc không tập thể dục, bé ăn uống không tiêu… rất có thể là nguyên nhân.

Các bác sĩ khuyến cáo, bên cạnh việc điều trị bằng thuốc, bệnh nhân cần có lối sống khoa học và lành mạnh để ngăn ngừa đẩy lùi bệnh tái phát.

Những thực phẩm cần hạn chế với người bệnh gout

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

 Các loại thịt đỏ

Người bệnh gout chỉ nên ăn thịt đỏ (bò, heo, dê…) ở mức độ vừa phải, tối đa 2 lần/tuần, không quá 100gr/ngày. Nguyên nhân vì thịt đỏ  chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao gồm chất chất đạm (protein), vitamin E, B6, B12. Chính hàm lượng protein cao sẽ dẫn đến tăng nồng độ axit uric trong máu, là nguyên nhân gây ra bệnh gout. Chưa kể các món ăn chế biến từ thịt đỏ sẽ trải qua quá trình tiêu hóa dưới xúc tác của enzym, khiến các nhân purin trong thịt đỏ chuyển hóa thành axit uric.

Nội tạng động vật

Nội tạng động vật (gan, thận, tim, bao tử, óc…) chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, vitamin nhóm B (B2, B6, folate và B12), CoQ10, cholesterol, các chất khoáng: sắt, kẽm, selen. Mặc dù chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng người bị bệnh gout không nên ăn bởi nội tạng chứa nhiều purin, chính là chất gây tăng nồng độ acid uric trong máu, khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Hải sản

Hải sản (như cá trích, cá ngừ, động vật có vỏ nghêu, sò, ốc,…) chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, bao gồm cả chất purin. Trong hải sản cũng chứa nhiều chất đạm nên người bệnh gout nên hạn chế ăn.

Các loại thịt chế biến sẵn

Thực phẩm đóng hộp (nem chua, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng,…) hoàn tốt không tốt cho người bệnh gout. Người mắc bệnh gout chỉ nên sử dụng thực phẩm tươi, tự chế biến để đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.

Tuân thủ 7 “quy tắc vàng” trong chế độ ăn uống, bệnh gout sẽ mãi mãi tránh xa

Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể kiểm soát sự tiến triển của acid uric trong máu và giảm tần suất các cơn đau...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Bệnh gout Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN