Bé gái 30 tháng tuổi tử vong vì mẹ dùng thực dưỡng chữa ung thư máu

Bé gái 30 tháng tuổi được chẩn đoán ung thư máu dạng cấp, bác sĩ chỉ định nhập viện nhưng người mẹ đã “xin về” để cho bé điều trị bằng phương pháp thực dưỡng.

Tin từ Bệnh viện K Trung ương ngày 8-7 cho biết một bệnh nhi 30 tháng tuổi ở Thái Nguyên có các dấu hiệu xuất huyết dưới da được người nhà đưa đến Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên khám và được chẩn đoán "theo dõi Lơ-xê-mi cấp" - ung thư máu dạng cấp.

Sau đó, bệnh nhi này được chỉ định chuyển tuyến đến Bệnh viện Huyết học - Truyền máu Trung ương điều trị tiếp. Tuy nhiên, mẹ của bé đã quyết định bỏ điều trị, không đến viện mà cho con về nhà, đặt niềm tin vào lời quảng cáo của một nhân vật bán hàng thực dưỡng trên mạng rằng "chỉ cần chữa bệnh bằng thực dưỡng, bé chắn chắn khỏi bệnh".

Người bán hàng thực dưỡng trên mạng còn quả quyết rằng ung thư máu ở trẻ em là thách thức đối với Tây y nhưng có thể chữa khỏi bằng phương pháp thực dưỡng, đặc biệt nếu tuân theo thực dưỡng ngay ở giai đoạn đầu, khi chưa bị tây y can thiệp gì cả thì cơ hội cứu sống cháu bé gần như chắc chắn.

Nhiều bác sĩ cho rằng sử dụng thực dưỡng chữa ung thư là sai lầm

Nhiều bác sĩ cho rằng sử dụng thực dưỡng chữa ung thư là sai lầm

Cách "điều trị" cho cháu bé là nhai gạo sống, ăn cơm gạo lứt với tương tekka, nhai trà thất vị (một loại trà gồm nhiều loại gạo và đậu rang lên, nấu nước, do chính người bán tự pha chế từ các nguyên liệu thực dưỡng), ăn tương sắn dây… cho đến khi nào các vết bầm trên da biến mất hoàn toàn nghĩa là cháu đã khỏi bệnh.

Kết quả là sau một thời gian áp dụng phương pháp thực dưỡng, cháu bé chưa đầy 3 tuổi đã tử vong trong sự xót thương và nỗi ân hận vì sự cả tin của cha mẹ. Đây cũng là hồi chuông cảnh báo đối với những người bệnh đang điều trị bệnh ung thư, đừng "mù quáng" tin vào phương pháp không có cơ sở khoa học.

Bác sĩ Đỗ Huyền Nga khuyến cáo người bệnh ung thư cần đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn

Bác sĩ Đỗ Huyền Nga khuyến cáo người bệnh ung thư cần đảm bảo dinh dưỡng trong bữa ăn

Theo bác sĩ Đỗ Huyền Nga, Phụ trách Khoa Nội hệ tạo huyết, Bệnh viện K Trung ương, ung thư máu là căn bệnh phổ biến nhất trong các bệnh ung thư trẻ em. Kết quả điều trị của bệnh ung thư máu ở trẻ phụ thuộc rất nhiều vào thời điểm phát hiện ra bệnh và mức độ nguy hiểm của bệnh. Nếu phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm thì càng có nhiều cơ hội chữa trị bệnh.

Với sự phát triển của nền y học hiện nay, tỉ lệ sống trên 5 năm của người bệnh có thể lên tới 80%, rất nhiều bệnh nhân ung thư máu đã được điều trị ổn định, quay trở về cuộc sống sinh hoạt, học tập và làm việc, thậm chí là đã có gia đình riêng và sinh con. "Là bác sĩ điều trị chuyên ngành ung thư, chúng tôi rất lấy làm tiếc trước những trường hợp từ chối điều trị theo phương pháp y học hiện đại, đặt niềm tin vào những lời quảng cáo, truyền tai nhau uống thuốc nam hay thực dưỡng. Đấy cũng là điều chúng tôi thường xuyên tuyên truyền tại bệnh viện"- bác sĩ Nga chia sẻ.

Bác sĩ Nga cho biết dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc người bệnh ung thư. Ung thư là một bệnh mãn tính, trực tiếp ảnh hưởng đến cơ quan khởi phát bệnh và có thể di căn đến các vị trí khác, gây ra một loạt các biến chứng, trong đó có tác động tiêu cực đến tình trạng dinh dưỡng. Đồng thời tình trạng dinh dưỡng kém cũng ảnh hưởng ngược lại đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống trên người bệnh. Do vậy hỗ trợ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư với ý nghĩa hồi phục tình trạng suy mòn/suy dinh dưỡng, giúp ngăn ngừa các biến chứng và giảm nguy cơ tử vong liên quan đến ung thư.

Suất cơm đầy đủ dinh dưỡng được khuyến cáo cho người bệnh

Suất cơm đầy đủ dinh dưỡng được khuyến cáo cho người bệnh

Cùng với đó, các phương pháp điều trị ung thư như hóa trị, xạ trị, liệu pháp miễn dịch,… có thể khiến người bệnh ăn ít hơn và giảm cân. Mục tiêu dinh dưỡng trong thời gian này là duy trì cân nặng lý tưởng và áp dụng một chế độ ăn cân đối, lành mạnh để cung cấp năng lượng, sửa chữa, phục hồi và điều trị bệnh. Mỗi người bệnh có thể trạng khác nhau, quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng của cơ thể hay tiêu hao năng lượng cũng khác nhau, đặc biệt là với người bệnh ung thư. Do đó, bệnh nhân ung thư nên đến gặp bác sĩ điều trị hoặc bác sĩ dinh dưỡng để thiết lập cho mình chế độ ăn phù hợp, hiệu quả.

Những dấu hiệu ung thư dễ bị nhầm lẫn với các bệnh thông thường nhất, cần biết để phòng tránh

Ở giai đoạn đầu, dấu hiệu nhiều bệnh ung thư phần lớn không rõ ràng, dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác. Đến khi...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo D.Thu - H.Trần ([Tên nguồn])
Sai lầm trong ăn uống, sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN