Bé gái 14 tuổi nói ngọng và ngã liên tục vì căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao

Sự kiện: Sống khỏe

Ellie Riccio, 14 tuổi (Anh) xuất hiện các triệu chứng như nói ngọng và ngã liên tục.

Ellie ngất xỉu trong một buổi học kịch và được đưa đến bệnh viện. Sau đó, kết quả kiểm tra cho thấy có một khối u chết người trên não Ellie, được gọi là u thần kinh đệm cầu não nội tại lan tỏa.

Bé gái 14 tuổi nói ngọng và ngã liên tục vì căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao - 1

Khối u đã phát triển, quấn quanh thân não của Ellie, điều này đã hạn chế các lựa chọn điều trị của cô bé.

Các bác sĩ cho rằng, Ellie chỉ có thể sống được 10 tháng và cô bé cùng gia đình chuyển đến London để hoàn thành 3 tuần điều trị bằng xạ trị. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Ellie đã qua đời.

Bé gái 14 tuổi nói ngọng và ngã liên tục vì căn bệnh cực kỳ nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao - 2

U thần kinh đệm cầu não nội tại lan tỏa, còn được gọi là DIPG, là một khối u não ác tính phát triển ở một phần của thân não gọi là cầu não. Cầu não là phần não giúp gửi thông tin đến tủy sống và phần còn lại của cơ thể, kiểm soát các chức năng quan trọng như nhịp tim, thở, ngủ, thăng bằng và kiểm soát bàng quang. Khi những khối u này phát triển, chúng sẽ gây áp lực lên các phần khác của não và có thể tác động đến chức năng của các dây thần kinh kiểm soát cơ và cảm giác trên khuôn mặt.

Khoảng 300 trẻ em được chẩn đoán mắc DIPG mỗi năm và bệnh này phổ biến nhất ở trẻ em từ 5-9 tuổi.

Các dấu hiệu và triệu chứng của DIPG là gì?

Các dấu hiệu và triệu chứng ở trẻ có thể xuất hiện và tiến triển đột ngột do khối u phát triển nhanh chóng. Một số triệu chứng bạn có thể thấy ở con mình bao gồm:

- Nói lắp

- Chuyển động mắt kỳ lạ

- Khó nuốt

- Khó duy trì sự cân bằng

- Một phần của khuôn mặt bị rủ xuống

- Tứ chi yếu, đi lại không vững

- Nhức đầu (thường nặng hơn vào buổi sáng) kèm theo buồn nôn và nôn

DIPG được chẩn đoán như thế nào?

Thông thường, khối u DIPG được chẩn đoán bằng chụp cộng hưởng từ (MRI) và dựa trên các triệu chứng của đứa trẻ. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể đề nghị sinh thiết.

MRI - MRI sử dụng nam châm lớn, sóng vô tuyến và máy tính để tạo ra hình ảnh chi tiết của cơ thể. Thuốc nhuộm tương phản có thể được tiêm vào tĩnh mạch. MRI là hình ảnh chi tiết (cung cấp nhiều thông tin về khối u) nên mất khoảng 1-2 giờ để thực hiện.

Sinh thiết - Các tế bào khối u được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật và gửi đến phòng thí nghiệm để xét nghiệm nhằm tìm hiểu thêm về khối u và để có thể xét nghiệm di truyền khối u. Bác sĩ phẫu thuật có thể sử dụng công cụ hình ảnh để giúp họ hướng kim sinh thiết đến đúng vị trí.

Nguồn: [Link nguồn]

Vì sao tắm đêm có thể gây liệt dây thần kinh số 7?

Mặt bị xệ, hơi cứng khác thường, miệng méo sang một bên, uống nước bị trào ra ngoài là dấu hiệu của liệt dây thần kinh số 7.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo DIỆP NHI (Theo Express) ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
GÓP Ý GIAO DIỆN