Bé 9 tuổi ở Phú Thọ bị loét hành tá tràng do cha mẹ cho dùng thuốc hạ sốt sai cách
Nguyên nhân gây loét hành tá tràng ở bệnh nhi 9 tuổi ở Phú Thọ có thể do uống thuốc hạ sốt, giảm đau không đúng hướng dẫn sử dụng.
Có biểu hiện đau bụng vùng thượng vị và quanh rốn, bé trai 9 tuổi (Phú Thọ) đã được gia đình đưa đến Trung tâm Y tế huyện Cẩm Khê (Phú Thọ) thăm khám.
Bệnh nhi được các bác sĩ chỉ định nội soi dạ dày tá tràng. Kết quả cho thấy có 2 ổ loét lớn đối xứng nhau ở tá tràng, kích thước 1,2 và 1,5cm, bờ vết loét phù nề xung huyết, đáy có giả mạc trắng kèm theo vài ổ loét nông nhỏ, test HP âm tính. Trẻ được chẩn đoán bị loét tá tràng.
Bé 9 tuổi được phát hiện có 2 ổ loét ở hành tá tràng. Ảnh: BVCC
Trước đó, bệnh nhân bị sốt cao liên tục, được gia đình cho uống ibuprofen 5 tiếng một lần và lặp lại liên tục trong 4 ngày, kể cả lúc đói.
Theo BSCKI Nguyễn Văn Huynh, Phó Trưởng khoa Nhi, trẻ có tiền sử ăn uống bình thường, tiền sử bệnh lý đường tiêu hóa không có gì đặc biệt. Nguyên nhân gây loét có thể do việc sử dụng ibuprofen không đúng hướng dẫn sử dụng.
Bác sĩ cho biết, hiện nay rất nhiều cha mẹ đang ưu tiên sử dụng ibuprofen là thuốc đầu tay khi con bị sốt. Tuy nhiên, chúng ta cần hết sức thận trọng vì đây là thuốc kháng viêm thuộc nhóm non-steroid (NSAID). Đặc điểm của nhóm này là tác dụng hạ sốt, chống viêm tốt nhưng có nhiều phản ứng phụ không mong muốn.
Do đó, cha mẹ không nên tự ý sử dụng loại thuốc này, cần tham khảo ý kiến bác sĩ, đặc biệt không được sử dụng khi chưa loại trừ nguyên nhân sốt xuất huyết.
Nguyên nhân gây bệnh viêm loét hành tá tràng
Ảnh minh họa
Do vi khuẩn HP
Các bác sĩ cho biết nguyên nhân thường gặp nhất là do vi khuẩn HP. Chúng gây ra tăng tiết acid dạ dày và đồng thời làm giảm sản xuất chất nhầy hàng rào bảo vệ niêm mạc. Từ đó acid dạ dày tiếp xúc với niêm mạc tá tràng gây ra viêm loét hành tá tràng.
Do chế độ ăn uống
Ăn nhiều các thức ăn có tính chất kích thích niêm mạc đường tiêu hóa như thức ăn chua, cay, quá nóng, rượu, cà phê, chè đặc..., ăn nhiều chất béo, nghiện thuốc lá, ăn nhanh, nhai không kỹ, ăn uống không đúng giờ, ăn quá no hoặc quá đói...
Do thuốc
Sử dụng kéo dài các loại thuốc chống viêm giảm đau như corticoid, NSAIDs....sử dụng kéo dài dẫn đến giảm tiết chất nhầy giảm yếu tố bảo vệ niêm mạc tá tràng.
Ngoài ra còn có các nguyên nhân như: Gia đình tiền sử có người mắc bệnh; thường xuyên căng thẳng, lo âu , giận giữ...
Dấu hiệu người bệnh bị loét hành tá tràng
- Đau, nóng rát vùng thượng vị hơi lệch sang phải, đau theo từng đợt, tăng lên khi thay đổi thời tiết nhất là vào mùa lạnh đau nhiều hơn.
- Đau liên quan đến bữa ăn: Đau do loét hành tá tràng thường đau lúc đói, ăn đỡ đau hơn.
- Ăn chậm tiêu, buồn nôn, nôn, ợ hơi, ợ chua.
- Bệnh nhân có thể có dấu hiệu bệnh thiếu máu thiếu sắt do ổ loét bị rỉ máu thường xuyên.
- Khi ổ loét gây xuất huyết tiêu hóa có các triệu chứng: Nôn ra máu, đi ngoài phân đen, mất máu nhiều có thể gây tụt huyết áp, sốc.
Ảnh minh họa
Cách phòng ngừa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng
Thực hiện chế độ ăn lành mạnh: Ăn uống điều độ không bỏ bữa, không ăn no quá, hạn chế các đồ ăn thức uống có tính chất kích thích dạ dày như các thức ăn chua, cay, rượu, bia, thuốc lá, cà phê, chè đặc, nước có ga....
Không nên tập thể dụng, vận động nhiều sau khi ăn. Nghỉ ngơi sau ăn ít nhất 30 phút.
Thường xuyên tập thể dục tránh căng thẳng, giúp tinh thần thoải mái.
Với những người đã có tiền sử bệnh viêm loét dạ dày tá tràng: Ăn nên chia nhỏ bữa ăn, bỏ rượu, thuốc lá, giữ tinh thần thoải mái, sử dụng các loại thuốc chống viêm theo chỉ định của bác sĩ không tự ý dùng kéo dài, tuân thủ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nguồn: [Link nguồn]
Do trẻ hay ốm vặt, gia đình bé trai 6 tuổi thường tự mua thuốc về cho con uống, ngoài kháng sinh, mỗi đợt thường có thêm một loại thuốc chống viêm không rõ loại.