Bé 9 tuổi nhập viện vì viêm loét dạ dày, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân khiến nhiều bạn trẻ đang mắc phải căn bệnh này
Nhiều phụ huynh nghĩ bệnh loét dạ dày chỉ gặp ở người lớn mà không nghĩ trẻ nhỏ cũng rất dễ mắc.
Mới đây, mẹ của bé trai N.G.N. (9 tuổi, Hà Nội) cho biết gia đình vô cùng bất ngờ vì con nhỏ mà đã bị loét dạ dày. Bởi trước đây, chị chỉ nghĩ bệnh đau dạ dày chỉ gặp ở người lớn, nên khi con có dấu hiệu bất thường, gia đình vẫn chủ quan nghĩ đó là do ăn uống kém, rối loạn tiêu hóa, gây mệt mỏi và chỉ cho uống men tiêu hóa.
Cho đến khi bé xuất hiện triệu chứng đau bụng thượng vị, cơn đau tăng sau ăn và về đêm, kèm ợ hơi, buồn nôn và nôn, cảm giác nóng rát cổ họng, chán ăn, mệt mỏi... lúc này gia đình mới cho đi khám.
Các bác sĩ đã chỉ định bé N. làm xét nghiệm, nội soi dạ dày tá tràng. Kết quả cho thấy thực quản bé có vết trợt dưới 5mm, dạ dày niêm mạc phù nề, xung huyết… Test nhanh vi khuẩn HP dương tính.
Bác sĩ cho biết, bệnh lý dạ dày là bệnh lý phổ biến nhất trong cơ cấu mặt bệnh đường tiêu hóa hiện nay. Điều đáng lo ngại là bệnh có xu hướng gia tăng và ngày càng trẻ hóa, nhiều trường hợp bé trai, bé gái dưới 10 tuổi mắc bệnh dạ dày.
Nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày ở trẻ là do lối sống, thói quen sinh hoạt... Ảnh minh họa
Chia sẻ với PV VNN, Giáo sư Mai Trọng Khoa, nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho biết, ông từng trực tiếp khám cho nhiều bệnh nhi 10-12 tuổi dạ dày đã trợt loét. Nguyên nhân là nhiễm vi khuẩn HP, lối sống, thói quen sinh hoạt.
Vị chuyên gia này cho biết khi bác sĩ hỏi về thói quen sinh hoạt hàng ngày, các bệnh nhi đều chia sẻ chế độ ăn uống không khoa học như dùng tiền ăn sáng để mua nước ngọt có gas. Trẻ ăn uống không đúng bữa cùng với áp lực học hành căng thẳng làm tăng tình trạng đau dạ dày.
Các bác sĩ khuyến cáo, các dấu hiệu viêm dạ dày dễ nhầm lẫn khiến cha mẹ chủ quan, bỏ quan và gây biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ Long khuyến cáo các dấu hiệu của viêm dạ dày như biếng ăn, đặc biệt là nôn ói thường xuyên, đau bụng, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu, sụt cân, da xanh, tăng cân chậm, đi ngoài phân đen hoặc lẫn máu.
Để phòng bệnh, các chuyên gia khuyến cáo trẻ cần ăn đúng giờ, ngủ đúng giấc, duy trì giấc ngủ khoảng 7-8h mỗi ngày. Nếu gia đình có người bị bệnh dạ dày do vi khuẩn HP nên lưu ý và đi kiểm tra ngay khi có dấu hiệu bệnh thường.
Chế độ ăn cho trẻ em bị viêm loét dạ dày
Nên chia nhỏ bữa và hạn chế cho trẻ ăn cơm chan canh. Ảnh minh họa
- Trẻ em nhỏ nên cho bú sữa mẹ, cho trẻ bú nhiều lần. Không cho trẻ em ăn cơm quá sớm.
- Không nên cho trẻ ăn cơm chan canh vì trẻ em sẽ không chịu nhai mà chỉ nuốt chửng, sẽ tạo gánh nặng cho dạ dày.
- Chia nhỏ các bữa ăn để giảm gánh nặng tiêu hóa ở dạ dày, ăn thức ăn nhuyễn hoặc được nghiền nát.
- Trong bữa ăn không được vừa ăn vừa uống, đặc biệt là uống đồ uống có ga.
- Sử dụng các nguồn protein từ thịt (lườn gà, nạc vai lợn), trứng (súp, hấp, dạng kem caramen), sữa. Sử dụng nguồn vitamin từ các loại (khoai lang, khoai tây nhiều beta-caroten và vitamin C).
- Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như các loại lạp xưởng, xúc xích, thức ăn nhiều xơ sợi, cứng dai, thụt có gân, sụn, rau quả nhiều chất xơ, rau sống, thức ăn chua, hành muối, dưa cà, hoa quả có vị chua,…
Dấu hiệu cảnh báo trẻ có dấu hiệu bị đau dạ dày - Biểu hiện biến chứng: Xuất huyết tiêu hóa và ói máu hoặc đi tiêu phân đen; hẹp môn vị với ói tái diễn, đôi khi ói máu hoặc thủng. Xuất huyết tiêu hóa có thể gây nên tình trạng thiếu máu hoặc có biểu hiện suy dinh dưỡng. - Triệu chứng tiêu hóa: Đau bụng tái diễn và nôn ói, đau quanh rốn hoặc vùng thượng vị, đau nửa đêm, đau sau khi ăn. Đau bụng là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ em. Cơn đau có thể liên quan đến bữa ăn như đau sau bữa ăn, ở trẻ lớn hơn thì đau bụng vùng thượng vị thường giống người lớn, đau âm ỉ, lâm râm hoặc đôi khi có cảm giác bỏng rát ở vùng thượng vị. |
Dù có thèm cũng chỉ nên ăn thịt bò khô với một lượng nhỏ. Tuyệt đối không ăn thịt bò trôi nổi, không rõ nguồn gốc vì đây là món rất dễ bị làm giả và tẩm ướp, bảo...
Nguồn: [Link nguồn]