Bé 7 tuổi tử vong sau cắt amidan, bác sĩ cảnh báo những trường hợp nguy hiểm
Tử vong trong phẫu thuật cắt amidan là chuyện rất hiếm gặp, nhưng nó đã xảy ra với bệnh nhân 7 tuổi đến từ Nam Carolina.
CNN đưa tin, bé Paisley Elizabeth Grace Cogsdil không may tử vong trong cuộc phẫu thuật cắt amidan. Cô bé 7 tuổi ở Nam Carolina đến trung tâm y tế ở Greenwood để làm thủ thuật này vào ngày 26/2. Tuy nhiên, một phút sau khi bước vào ca phẫu thuật, tim cháu bé ngừng đập và tử vong.
Bé Paisley Elizabeth Grace Cogsdil. Ảnh: Zing
Trả lời WHNS, Mary Beth Truelock, bà ngoại của bé, cho biết, khi chuẩn bị cắt amidan, Paisley không hề có biểu hiện gì bất thường. Sự việc đáng tiếc này khiến gia đình và bạn bè Paisley bàng hoàng.
Trường hợp của bé làm nhiều phụ huynh vô cùng lo lắng khi con em mình cũng đến lúc cần cắt amidan.
Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai), mặc dù thủ thuật cắt bỏ amidan không khó nhưng nếu trình độ gây mê không ổn, làm ẩu thì chuyện làm bệnh nhân tử vong là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bình thường, sau khi thăm khám tình hình viêm amidan, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành kê đơn điều trị bằng thuốc. Nhưng nếu như được điều trị tích cực, đúng phác đồ, đúng liều lượng kháng sinh… mà vẫn bị viêm amidan thì việc chỉ định cắt bỏ amidan là điều nên làm. Tuy nhiên, khi quyết định cắt bỏ amidan nhất định cần phải có sự tư vấn của bác sĩ có chuyên môn để tìm ra phương pháp phù hợp, tránh viêm amidan tái phát.
Thủ thuật cắt bỏ amidan nếu không đúng kỹ thuật sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Ảnh minh họa
Các bác sĩ khuyến cáo, không cắt amidan trong những trường hợp sau:
- Trẻ dưới 5 tuổi không nên cắt amdan vì ở tuổi này nếu cắt sẽ ảnh hưởng đến chức năng miễn dịch của trẻ và amidan có khả năng phát triển tiếp.
- Đối với những người trên 50 tuổi khi cắt amindan cũng cần thật thận trọng vì đây là đối tượng dễ mắc các bệnh mãn tính như tim mạch, tăng huyết áp, chưa kể ở tuổi này amidan hay bị xơ hóa. Nếu tiến hành cắt thì có thể khiến bệnh nhân mất nhiều máu, gây nguy hiểm tính mạng.
- Những đối tượng mắc phải các bệnh lý như rối loạn đông máu, suy tim, hay chảy máu… đều không được chỉ định cắt bỏ amidan.
- Không áp dụng cắt amidan cho các trường hợp đang bị viêm nhiễm cấp tính tại amidan, viêm nhiễm tại mũi, xoang và viêm nhiễm toàn cơ thể như mắc bệnh sởi, cúm, sốt xuất huyết.
- Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt, đang mang thai, có dấu hiệu bệnh mạn tính như tiểu đường, bệnh gan, lao… đều không được chỉ định cắt bỏ amidan.
Cách phòng ngừa để hạn chế viêm nhiễm amidan
Để phòng tránh viêm amidan tái phát, các thói quen vệ sinh đúng cách hằng ngày đã chứng minh tính hiệu quả rất cao.
Giữ ấm vùng mũi họng để tránh viêm nhiễm amidan tái phát. Ảnh minh họa
- Giữ ấm vùng mũi họng, tránh môi trường sống ô nhiễm, tránh dùng những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, vệ sinh răng miệng sau khi ăn, súc miệng bằng nước muối pha loãng.
- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là khi tiếp xúc với người bị bệnh và đồ vật của họ.
- Không dùng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải đánh răng, dụng cụ ăn uống với bất cứ ai. Che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất là sử dụng khăn giấy để vi trùng không dính vào tay.
- Không hút thuốc lá cũng như không hút thuốc gần trẻ nhỏ.
Mặc dù đã có nhiều trường hợp thương tâm do rung lắc khi trẻ còn quá nhỏ, thế nhưng nhiều ông bố bà mẹ vẫn chưa ý...
Nguồn: [Link nguồn]