Bất ngờ với loại hạt trường thọ có giá "rẻ như bèo"
Loại hạt này có tác dụng lợi tiểu, ngừa sỏi thận, đái tháo đường và tiêu chảy; là lương thực tốt cho người đau dạ dày và mắc chứng khó tiêu, miệng hôi, tỳ vị hư nhược. Vì vậy, đây là thực phẩm yêu thích của người trường thọ.
Kê giàu dinh dưỡng, dễ tiêu hóa. Hạt kê chứa hydrat carbon, protein, lipid, Ca, P, Fe, các loại đường, sinh tố nhóm B. Vị ngọt mặn, tính mát; vào tỳ, vị, thận; kê có tác dụng kiện tỳ hòa vị, bổ thận thanh nhiệt. Dùng cho người tỳ vị hư nhiệt với các biểu hiện: nôn ói, nôn oẹ ra thức ăn (phản vị), đái tháo đường, tiêu chảy...
Cháo kê, khoai lang: kê 50g, khoai lang 60g. Khoai lang gọt vỏ thái lát; kê xay bỏ vỏ; nấu cháo. Ăn bữa sáng. Món này thích hợp cho người đái tháo đường tỳ vị hư nhược.
Cháo kê: kê 200g, bột mỳ 100g, trộn đều, nấu cháo. Ăn khi đói, ngày 2 lần. Món này tốt cho người cao tuổi, tỳ vị hư nhược, ăn không tiêu, người gầy, sút cân, phiền khát.
Hạt kê
Cháo kê trúc diệp: kê 200g, đạm trúc diệp 40 - 60g thái nhỏ, nấu lấy nước bỏ bã. Kê nấu với nước đạm trúc diệp thành cháo. Món này tốt cho người say nóng, cảm nắng, hồi hộp kích ứng, tim đập mạnh, giật tay chân.
Cơm kê: kê được đồ hoặc nấu thành dạng cơm xôi, ăn hàng ngày, thích hợp cho người đái tháo đường.
Cháo kê đại táo: kê 200g, đại táo 10 - 12 quả nấu cháo thêm đường. Món này tốt cho người già, trẻ em rối loạn tiêu hóa, ăn kém, tiêu chảy, mỏi mệt.
Xôi kê: kê đã xát vỏ (lật mễ) 250g, nấu xôi kê hoặc cơm nếp. Món này tốt cho người suy nhược cơ thể, phụ nữ sau đẻ, bệnh mạn tính dài ngày, lao phổi, trẻ em suy dinh dưỡng.
Bánh đa ăn với hạt Kê
Chè kê: kê 100-150g, đường phèn vừa đủ (50g). Kê xát vỏ, nấu cháo chín cho đường vào, đánh tan, đun sôi là được. Món này tốt cho người lao động hay phòng dục quá độ gây nên người hâm hấp nóng, ho, ra mồ hôi trộm, mất ngủ.
Cháo kê hà thủ ô: kê 50g, hà thủ ô 30g, trứng gà 2 quả. Kê nấu với hà thủ ô thành cháo, cháo được gắp bỏ bã thuốc, đập vào 2 trứng gà, cho thêm chút đường trắng khuấy đều, cho sôi là được. Cho ăn khi đói. Dùng cho người bị thoát vị, sa tử cung, sa dạ dày trực tràng.
Kiêng kỵ: Không ăn kèm với hạnh nhân để tránh gây nôn ói, tiêu chảy.
Sau nhiều kết quả nghiên cứu, điều tra cụ thể, các nhà dưỡng sinh và các chuyên gia dinh dưỡng đã phát hiện những người...