Bất ngờ với củ niễng Nam Định vừa ngon còn tác dụng chữa bệnh
Mỗi độ thu về, người dân miền Bắc lại mê mải đi tìm mua củ niễng. Mỗi năm mùa niễng chỉ kéo dài một tháng bởi thế nên được nhiều bà nội trợ săn mua. Ít ai biết rằng loại củ này còn có tác dụng chữa bệnh.
Củ niễng có tác dụng gì?
Mọc dại nhưng giàu dinh dưỡng Hàng năm cứ vào độ cuối tháng 10, đầu tháng 11 ở Nam Định lại vào mùa thu hoạch niễng. Củ niễng là thứ củ ngày xưa mọc dại tại các bờ ao, bờ đầm, khi đến mùa thu hoạch thì các gia đình nhổ về và sử dụng trong gia đình nhưng vài năm trở lại đây thương lái thu mua nhiều nên giá cả cũng tăng và được nhiều người săn mua về thưởng thức. Củ niễng thường được các bà nội trợ, những người sành săn xào thịt bò, trứng. Hiện củ niễng được bán với giá từ 30 – 35 nghìn đồng/bó 10 củ. Đa số được bán online trên mạng. Nhiều chị em văn phòng cũng tranh thủ 1 tháng mùa củ niễng mua vài bó về thưởng thức. Thành phần hóa học: củ niễng có protein, lipid, carbohydrate, cholesterol xơ thực phẩm, canxi, sắt, photpho, kali, natri, đồng, magne, kẽm, selen; các vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, K, carotene, folacin, pantothenic acid, niacin.
Y học hiện đại cho rằng, thường xuyên ăn củ niễng có thể phòng bệnh tăng huyết áp, ngăn chặn xơ vữa động mạch, đặc biệt là có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh xơ cứng gan, urê máu cao.
Các nhà khoa học Nhật Bản gần đây nghiên cứu phát hiện củ niễng có công hiệu tăng trắng, giữ ẩm, trắng da làm đẹp, giảm béo.
Nói về củ niễng, theo thạc sĩ đông y lương y Vũ Quốc Trung – củ niễng này vốn là củ mọc hoang dại ở các khu bờ ao, bờ đầm. Trong đông y, củ niễng có vị ngọt, mùi thơm ngon, tính lạnh, không độc, có chất béo, có tác dụng làm mát giải nhiệt, hạ nhiệt. Trong hệ thống tiêu hóa, chữa các bệnh đau bụng, nhiệt, kiết lỵ, táo bón. Củ niễng còn chữa say rượu.
Để nhận biết củ niễng, loại cây này thân thảo, thường sống ở vùng ngập nước hay nơi nhiều bùn lầy. Thân cây đứng cao tầm 1 – 2m, có phần gốc phình to hơn. Hoa niễng thường mọc thành cụm phân nhiều nhánh, dài 30-50 cm, chia ra thành hoa đực phía trên với 6 nhụy và hoa cái phía dưới có bầu nhụy dài hơn.
Bộ rễ cây phát triển khá tốt, lá cây có hình thuôn dài phẳng, hai mặt thô ráp, dày đều về hai mép, lá dài tầm 30 – 70 cm, rộng từ 2-3 cm. Bẹ lá nhẵn, hình bầu, ở nách lá có các mầm non, mầm này được dùng để trồng cây vụ sau.
Củ niễng hình chùy dài, phồng to, xôm xốp, có đường kính từ 2,5 – 3cm dài 5 – 7cm Những bài thuốc từ củ niễng
Trong đông y, củ niễng được ứng dụng trong các bài thuốc, lương y Trung giới thiệu một số bài thuốc sau:
Chữa táo bón có hai cách làm: Thứ nhất củ niễng khoảng 150 gram, rửa sạch, bóc vỏ cùng với khoảng 100 gram khoai lang, 1 lạng thịt nạc và các gia vị dầu ăn, muối mắm nêm vừa miệng và xào nóng lên. Người bệnh táo bón nên ăn lúc đói và ăn liền 3 – 5 ngày để chấm dứt tình trạng táo bón.
Cách thứ hai có thể lấy khoảng 150 gram củ niễng bóc sạch, khoai tây 100 gram, đu đủ gần chín 50 gram, thịt thỏ 100 gram và các bột gia vị vừa ăn cho vào hầm nhừ ăn mỗi ngày 1 lần và kéo dài 4, 5 ngày sẽ đỡ chứng táo bón.
Với chứng bệnh kiết lỵ, rất đơn giản lấy 100 gram củ niễng, nắm nhỏ lá mơ lông, 2 quả trứng gà. Củ niễng bóc sạch, lá mơ giã nhỏ đập trứng vào đánh cho đều. Dùng lá chuối cắt cho vừa lòng chảo để lá chuối vào chảo. Sau đó cho thành phần củ niễng, lá mơ, trứng đã giã nhỏ đánh tan vào chảo dàn mỏng. Đu đều lửa nhỏ cho đến khi chín. Bệnh nhân ăn liên tục 2 ngày và ăn 6 – 10 ngày sẽ hết bệnh kiết lỵ.
Trường hợp đau dạ dày, bị nhiệt thì lấy củ niễng xay nhỏ ra uống hàng ngày trong 4-5 ngày sẽ đỡ.
Ngoài ra, người bị bệnh đái tháo đường có thể lấy 100gram củ niễng, thịt lợn băm 50gram, gạo tẻ 100gram, mấy tai nấm hương ngâm nở, muối, mì chính, dầu vừng. Cách làm, củ niễng làm sạch thái chỉ, nấm hương thái sợi, cho dầu vừng vào chảo đun nóng, đổ thịt băm rồi cho củ niễng, nấm hương, muối, mì chính xào thơm múc ra bát. Gạo cho vào hầm cháo và khi cháo nhừ thì cho hỗn hợp xào thơm kia vào đun sôi lửa là ăn được.
Quả trứng tưởng nhỏ bé này nhưng thực ra lại có rất nhiều lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên.