Bất ngờ tác dụng phụ của rau ngót, 3 nhóm người này tốt nhất không nên ăn

Sự kiện: Sống khỏe

Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... giúp chống lão hóa, cải thiện chức năng não.

Rau ngót là món ăn thơm ngon, dễ chế biến và quen thuộc của người Việt. Theo đông y, lá rau ngót tính mát lạnh nên nấu chín sẽ bớt lạnh, ngoài tác dụng thanh nhiệt, giải độc còn lợi tiểu, tăng tiết nước bọt, bổ huyết, cầm huyết, nhuận tràng, sát khuẩn, tiêu viêm, sinh cơ. Rễ vị hơi đắng. Cả lá và rễ cây ngót đều có tác dụng với sức khỏe. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc. Rễ còn lợi tiểu, thông huyết.

Nghiên cứu y học hiện đại cho thấy rau ngót có hàm lượng vitamin A, vitamin C cao hơn hẳn so với bưởi, chanh, cam... giúp chống lão hóa, cải thiện chức năng não. Vitamin A cần thiết cho tăng trưởng, thị lực, chống nhiễm khuẩn và duy trì làn da khỏe mạnh.

Tuy nhiên, 3 trường hợp sau đây được khuyến cáo không ăn rau ngót để tránh ảnh hưởng sức khỏe:

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu

Cho đến nay, chưa có nghiên cứu khoa học nào chỉ ra tác hại của rau ngót với thai kỳ. Tuy nhiên, trong rau ngót tươi có chứa hàm lượng papaverin cao gây hiện tượng co thắt cơ trơn tử cung khiến phụ nữ mang thai rất dễ sảy thai. Vì vậy, đối với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong 3 tháng đầu thì các món ăn từ rau ngót lại được cảnh báo nguy hiểm nếu sử dụng nhiều.

Chính vì vậy thai phụ, đặc biệt là với những thai phụ có tiền sử sảy thai liên tiếp, đẻ non, thụ tinh trong ống nghiệm nên hạn chế ăn rau ngót đặc biệt là uống nước rau ngót sống, liều cao.

Người hay mất ngủ

Người khó ngủ nên tránh ăn rau ngót bởi loại rau này có chứa chất gây mất ngủ. Tại Đài Loan, đã có báo cáo rằng trong những người uống nước ép rau ngót (150g) từ 2 tuần đến 7 tháng đã xảy ra tác dụng phụ như có triệu chứng khó ngủ, ăn uống kém đi và khó thở. Tuy nhiên, những triệu chứng này biến mất sau 1 ngày ngừng tiêu thụ. Theo tờ Sriana, quá trình đun sôi cũng có thể làm giảm những tác dụng phụ trên.

Không tốt cho người còi xương, thiếu canxi

Ngoài việc hỗ trợ cho quá trình trao đổi chất trong cơ thể, glucocorticoid là kết quả của quá trình trao đổi chất của lá rau ngót có thể gây cản trở cho quá trình hấp thụ canxi và phốt pho có trong chính lá rau ngót và thực phẩm khác được ăn kèm. Do đó, những người bị thiếu canxi, còi xương tốt nhất không nên ăn.

Cách chọn và chế biến rau ngót an toàn nhất

Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

 - Rau ngót mua về cần rửa sạch nhiều lần nước, ngâm nước muối khoảng 15 - 20 phút để hạn chế chất độc hại.

- Để giữ được các chất dinh dưỡng chứa trong rau ngót, khi chế biến các bà nội trợ nên để nguyên lá, không vò nát rồi rửa lại bởi như vậy sẽ mất hết dinh dưỡng. Nếu muốn rau ngót chín nhanh và ăn mềm hơn thì trước khi nước sôi, bạn chỉ nên vò sơ và cho vào nấu vừa chín.

- Khi mua nên chọn loại rau ngót có lá mỏng nhưng cứng. Tuyệt đối không nên mua lá rau ngót dày mềm, hoặc lá xoăn lại, bất thường. Đó có thể là rau ngót có phun thuốc bảo vệ thực vật.

- Với rau ngót tươi ngon, khi nấu canh, màu nước xanh nhạt và trong. Nếu nước canh rau ngót trở thành màu đen hoặc bị vẩn đục, có nhiều nhớt, nổi váng xung quanh thành nồi thì tuyệt đối không nên ăn vì đó là rau ngót dư thuốc trừ sâu.

Loại rau được ví như ”nhân sâm xanh” cực tốt cho gan thận, nhưng 5 nhóm người này nhất định phải biết để tránh!

Rau má được ví như "nhân sâm xanh" bởi hàm lượng dinh dưỡng cao và có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt thích hợp để giải nhiệt trong ngày hè nóng bức.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo M.H ([Tên nguồn])
Sống khỏe Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN