Bất ngờ khi lớn ‘cậu nhỏ’ bị ‘hóa đá’ vì chủ quan với dấu hiệu thường gặp ngày nhỏ

Sự kiện: Sinh lý nam giới

Thấy ‘cậu nhỏ’ có mùi hôi nhưng nghĩ do cả ngày vận động không được vệ sinh, mồ hôi ra nhiều nên Tiến chẳng bận tâm, nhưng bất ngờ ‘cậu nhỏ hóa đá’.

Chủ quan với biểu hiện ở ‘cậu nhỏ’

Một trường hợp nam thanh niên 20 tuổi, đang là sinh viên đã bất ngờ khi ‘cậu nhỏ’ của mình ‘hóa đá’. Trước khi đi khám, Nguyễn Văn Tiến (tên nhận vật đã thay đổi) không cảm thấy khó chịu. Tiến chỉ thấy dương vật của mình có mùi hôi và có cục cứng chắc "như đá" ở bên trong khi sờ vào. Thế nhưng, Tiến nghĩ đó là những điều bình thường. "Em thấy 'cậu nhỏ' hơi có mùi hôi nhưng nghĩ là do cả ngày vận động không được vệ sinh, mồ hôi ra nhiều. Với em nghĩ đàn ông có 'cậu nhỏ' cứng mới là tốt nên chủ quan" – Tiến chia sẻ với bác sĩ.

Khi đi khám, Tiến đã được bác sĩ chẩn đoán là hẹp bao quy đầu. Khối cứng mà Tiến sờ thấy là những cặn bẩn lắng đọng ở bên trong, ngay sau đó đã được chỉ định phẫu thuật cắt vùng da bao quy đầu và vệ sinh bên trong vùng quy đầu. Những trường hợp như của Tiến không phải là hi hữu.

Theo BS Nguyễn Trọng Hoàng Hiệp – Chuyên khoa nam học (BV Nam học và hiếm muộn Hà Nội), trường hợp bạn nam trên do thiếu kiến thức về giới tính nên không biết đó là dấu hiệu bất thường cần đi khám.

Từ lúc 5 – 6 tuổi, bao quy đầu thường phải lột ra. Trường hợp Tiến bị hẹp bao quy đầu từ nhỏ nên 20 năm không lột ra được để vệ sinh bên trong phần quy đầu. Mỗi khi đi tiểu, nước tiểu lắng cặn, da chết bên trong quy đầu tạo thành khối cứng như đá nên mới sờ thấy cục cứng, thực chất lại là cặn bẩn khô lại. Sau khi được các bác sĩ bóc tách hết lớp bẩn bao quanh đường dương vật, tổ chức bên dưới bị viêm tấy đỏ, Tiến đã phải điều trị thêm kháng sinh.

Làm gì để phát hiện hẹp bao quy đầu?

Theo bác sĩ, hẹp bao quy đầu có 2 trường hợp là bị bệnh lý và bị sinh lý. Trường hợp hẹp bao quy đầu sinh lý thường gặp với trẻ nam mới sinh do dương vật nhỏ, nhạy cảm mà vùng da bao quy đầu sẽ trùm kín với chức năng bảo vệ. Khi trẻ 3 - 4 tuổi, bố mẹ cần phải nong tách bao quy đầu cho trẻ để bung ra hở lỗ tiểu và ở toàn bộ phần rãnh quy đầu. Ngược lại, trẻ không được nong tách khó lột phần da bao quy đầu, gây ra tình trạng hẹp bao quy đầu.

Ở một số trường hợp đã lột được bao quy đầu, tuy nhiên tới tuổi quan hệ bị viêm nhiễm hoặc chấn thương hình thành sẹo và gây ra hẹp lại gặp hẹp phải tình trạng hẹp bao quy đầu bệnh lý.

Khi bị hẹp bao quy đầu, dương vật của nam giới trở sẽ nhạy cảm hơn bình thường. Bởi vậy mà tình trạng xuất sinh sớm chỉ với kích thích nhẹ cũng có thể gặp phải. Về lâu dài chức năng sinh sản có thể bị ảnh hưởng.

Vậy làm sao để phát hiện hẹp bao quy đầu? BS Hiệp đã chỉ cách đơn giản là có thể dùng tay tác động nhưng không thể lột ra được. Bình thường bao quy đầu sẽ lột ra khi 'cậu nhỏ' cương lên tối đa. Nếu 'cậu nhỏ' cương lên mà bao quy đầu không lột ra hết là do bị dẹp. Nam giới khi kiểm tra mà thấy mình bị hẹp bao quy đầu cần tới chuyên khoa nam học khám sớm.

Hiện nay, việc điều trị hẹp bao quy đầu không khó, thường sẽ được làm thủ thuật cắt bao quy đầu trong vòng 20 - 30 phút. Sau khi phẫu thuật, về nhà người bị hẹp bao quy đầu chỉ cần vệ sinh vùng chỉ khâu, sau khoảng 1 tuần là cắt chỉ.

Em 17 tuổi, thấy nhiều thông tin khuyên bắt buộc cắt bao quy đầu nếu không sẽ bị xuất tinh sớm, rối loạn cương và ung thư. Như vậy có đúng không? (Minh, Bình Dương)

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Hà My ([Tên nguồn])
Sinh lý nam giới Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN