Bảo hiểm y tế cho chuyên khoa Nhi như thế nào?

Bộ Y tế ban hành công văn số 1044/BYT-KH-TC hướng dẫn bổ sung việc thực hiện thống nhất giá dịch vụ khám, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc được quy định tại Thông tư liên tịch số 37/2015/TTLT-BYT-BTC.

Bảo hiểm y tế cho chuyên khoa Nhi như thế nào? - 1

Bệnh nhân nhi sẽ hưởng BHYT như thế nào?

Bộ Y tế quy định thống nhất giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT giữa các bệnh viện cùng hạng trên toàn quốc, việc áp dụng giá dịch vụ kỹ thuật chưa được xếp tương đương, với dịch vụ thay băng viết thương/vết mổ chiều dài trên 15 cm đến 30 cm; một số dịch vụ siêu âm, chụp X quang đặc thù;…

Đối với chuyên khoa nhi: do tính đặc thù của chuyên khoa nhi nên có một số dịch vụ kỹ thuật thực hiện trên bệnh nhi phải sử dụng thêm một số loại thuốc, vật tư thuộc danh mục được BHXH thanh toán nhưng chưa có trong định mức kinh tế kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thống nhất với cơ quan BHXH để thanh toán chi phí của các loại thuốc, vật tư này theo thực tế sử dụng và giá đấu thầu theo quy định.

Đối với các dịch vụ kỹ thuật chưa được quy định mức giá cụ thể tại Thông tư 37 và chưa được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 37 thì tạm thời thực hiện thu của người bệnh và thanh toán với cơ quan BHXH theo mức giá đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016 cho đến khi có hướng dẫn của Bộ Y tế.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chưa được phê duyệt danh mục dịch vụ kỹ thuật theo Thông tư 43/TT-BYT của Bộ Y tế: cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm khẩn trương báo cáo cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 30/6/2016, trước mắt tạm thời thu của người bệnh và thanh toán với Cơ quan BHXH như sau: Đối với các dịch vụ trùng với tên dịch vụ đã được quy định giá tại Thông tư 37 hoặc đã được Bộ Y tế xếp tương đương về kỹ thuật và chi phí thực hiện thì được thực hiện theo mức giá đã quy định tại Thông tư 37; Đối với các dịch vụ còn lại: thực hiện theo mức giá đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước ngày 01/3/2016.

Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện các dịch vụ kỹ thuật chưa có tên trong Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT nhưng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt cho phép thực hiện và phê duyệt giá theo quy định thì tiếp tục thực hiện theo mức giá đã được phê duyệt; trường hợp dịch vụ này đã được quy định giá tại Thông tư 37 thì được thực hiện theo mức giá đã được quy định tại Thông tư 37. 

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Bộ Y tế trước ngày 30/6/2016 để xem xét, bổ sung dịch vụ kỹ thuật và phân loại tại Thông tư 43/TT-BYT và Thông tư 50/TT-BYT hoặc bổ sung mức giá.

Đối với một số dịch vụ siêu âm, chụp X-quang đặc thù: Dịch vụ "chụp X-quang ổ răng", hoặc "chụp X-quang cận chóp" tạm thời áp dụng mức giá như sau: Chụp X-quang thường: áp dụng mức giá 12.000 đồng/phim từ ngày 1/3/2016; Chụp X-quang số hóa: áp dụng mức giá 17.000 đồng/phim từ ngày 1/3/2016

Khi thực hiện các dịch vụ siêu âm tại giường, chụp X-quang tại giường hoặc tại phòng mổ: tạm thời áp dụng mức giá siêu âm, chụp X-quang theo vị trí và theo phim đã được quy định tại Thông tư 37.

Đối với dịch vụ số 201 "Thay băng vết thương/vết mổ chiều dài trên 15cm đến 30 cm: Áp dụng đối với người bệnh khám chữa bệnh ngoại trú. Riêng đối với dịch vụ "thay băng vết mổ có chiều dài trên 15cm đến 30cm" trong điều trị nội trú chỉ áp dụng đối với một số trường hợp sau: Vết mổ nhiễm trùng, rò tiêu hóa, rò mật, rò nước tiểu; Vết mổ sau phẫu thuật nhiễm khuẩn (viêm phúc mạc bụng hoặc viêm xương hoặc áp xe), vết mổ sau phẫu thuật ống tiêu hóa hoặc hệ tiết niệu hoặc đường mật hoặc bụng cổ trướng; Vết mổ sau phẫu thuật nhưng phải thực hiện từ hai đường mổ trở lên; 

Trường hợp phẫu thuật mổ lấy thai: được áp dụng mức giá này nhưng tối đa không quá 3 lần. Các trường hợp "thay băng vết thương có chiều dài trên 15cm đến 30cm" thực hiện theo quy định của Thông tư 37.

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Khánh Ngọc (Infonet)
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN