Báo động "đại dịch zombie mất ngủ, đau đầu" chốn công sở, trường học

Hàng triệu người trẻ tuổi đang mất ngủ, đau đầu kéo dài khiến họ trở thành những “xác sống” lờ đờ, vật vờ nơi lớp học, trong văn phòng, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả học tập, lao động, sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Báo động "đại dịch zombie mất ngủ, đau đầu" chốn công sở, trường học - 1

“Lấy đêm làm ngày” và cái kết “đắng”…

3h sáng, khoa cấp cứu bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội tiếp nhận nam thanh niên nhập viện trong tình trạng đau đầu dữ dội, thắt ngực, khó thở.

Khai thác bệnh sử, anh M.H (22 tuổi, Hà Nội) đã “thức trắng đêm” cả tuần liền để làm đồ án tốt nghiệp. Quá giấc, mất ngủ, anh lại lướt web, facebook, tán gẫu với bạn bè.

Sau nhiều đêm gần như không ngủ, sáng dậy anh H. đau đầu như búa bổ, dù đã uống thuốc giảm đau vẫn không thuyên giảm. Khi cơn đau càng dồn dập, anh lại sử dụng thuốc liều cao cho đến khi có biểu hiện đau đầu dữ dội, choáng váng, phải nhập viện.

Trước đó, anh K.N (28 tuổi, Hà Tây) cũng nhập viện cấp cứu do huyết áp tụt, mạch nhanh, chân tay lạnh. Người nhà cho biết anh đã thức khuya làm việc liên tục trong nhiều đêm liền, sau đó thì “quen giấc”, dẫn tới mất ngủ và kiệt sức.

Đáng lo ngại hơn, anh K.N còn thường xuyên sử dụng chất kích thích như cà phê, thuốc lá để giữ tinh thần tỉnh táo làm việc, gây ảnh hưởng đến dạ dày và khiến cơ thể mất nước. Tạị BVĐK Tâm Anh, Hà Nội, anh được chẩn đoán xuất huyết tiêu hóa và suy nhược thần kinh.

Tình trạng “lấy đêm làm ngày” hiện nay khá phổ biến ở người trẻ. Không chỉ làm việc, học hành xuyên đêm, đa số người trẻ còn lạm dụng thời gian ngủ ban đêm cho những thú vui khác như xem bóng đá, chơi game, lướt web, tán gẫu… Thói quen này dần dần khiến thời gian ngủ bị cắt xén tối đa, cơ thể suy nhược, đau đầu, rối loạn giấc ngủ trầm trọng kéo theo nguy cơ đột quỵ chực chờ.

Mỗi ngày, bệnh viện đa khoa Tâm Anh, Hà Nội tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến khám chuyên khoa thần kinh, mất ngủ và hơn một nửa trong số đó dưới 35 tuổi.

Người trẻ cần ngủ bao nhiêu mới đủ?

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Liệu, Cố vấn Chuyên môn Khoa Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội, những người từ 18-35 tuổi cần ngủ đủ 7-9 tiếng/ngày. Khi ngủ đủ, ngủ liền mạch, sâu giấc không chỉ giúp đầu óc tỉnh táo, linh hoạt, tập trung cao, giải quyết công việc nhanh lẹ mà còn phòng ngừa nhiều bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như đau đầu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, thậm chí đột quỵ.

“Tuy nhiên, phần lớn người trẻ đều nghĩ rằng mình còn trẻ, còn khỏe và mất ngủ, đau đầu chỉ là tạm thời nên cứ để tình trạng này tiếp diễn mà không khắc phục. Những người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm có nguy cơ đột quỵ lên đến 83%. Nguy hại hơn, người trẻ dưới 35 tuổi nếu để tình trạng mất ngủ kéo dài, nguy cơ đột quỵ gấp 8 lần người bình thường”, PGS Nguyễn Văn Liệu nói thêm.

Tình trạng mất ngủ thường xuyên cùng với áp lực công việc khiến người trẻ đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng

Tình trạng mất ngủ thường xuyên cùng với áp lực công việc khiến người trẻ đối mặt với nhiều hệ lụy sức khỏe nghiêm trọng

Cũng theo PGS Nguyễn Văn Liệu, bộ não là “tổng tài” điều khiển mọi hoạt động trong cơ thể, dù chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng lại tiêu thụ đến 25% lượng oxy cung cấp hàng ngày.

Khi cơ thể nói chung và bộ não nói riêng bị “bắt làm việc” hết công suất cả ngày lẫn đêm sẽ khiến quá trình trao đổi chất diễn ra liên tục, làm tăng sinh quá mức các gốc tự do. Đây được xem là những “phần tử” nguy hiểm, luôn lăm le chờ “xơi” bộ não.

Nhưng trớ trêu thay, hệ thống “phòng ngự” chống gốc tự do của não lại rất kém, chỉ bằng 1/10 so với gan. Khi gốc tự do liên tục tấn công thành mạch máu, hình thành các mảng xơ vữa và huyết khối sẽ gây hẹp động mạch khiến máu không thể vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Biểu hiện ban đầu của tình trạng này là những cơn cơn đau nửa đầu, mất ngủ, hay quên nhưng nếu kéo dài mà không có biện pháp chống gốc tự do sẽ dẫn đến tai biến mạch máu não (đột quỵ não).

Do đó, để tìm lại được giấc ngủ tự nhiên, phòng ngừa các bệnh lý mạch máu não, cần “giải cứu” bộ não khỏi sự tấn công trực diện của gốc tự do. Qua nhiều nghiên cứu sinh học phân tử, các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra hai hoạt chất Anthocyanin và Pterostilbene chiết xuất từ quả Blueberry ở Bắc Mỹ (trong sản phẩm OTiV) có khả năng vượt qua hàng rào máu não, tiêu diệt gốc tự do, bảo vệ tế bào thần kinh và mạch máu não… Đồng thời, OTiV còn kích hoạt các men chống gốc tự do tự nhiên trong cơ thể. Khi gốc tự do được “dọn dẹp” giúp “khơi thông” đường dẫn truyền oxy và dưỡng chất đến não, chức năng thần kinh được phục hồi và giấc ngủ tự nhiên sẽ trở lại.

Báo động "đại dịch zombie mất ngủ, đau đầu" chốn công sở, trường học - 3

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Nhật An ([Tên nguồn]) .
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN