Bạn biết gì về căn bệnh khiến Thần Sấm Chris Hemsworth phải tạm dừng diễn xuất
Bệnh Alzheimer là một rối loạn não khiến não teo lại theo thời gian và các tế bào não cuối cùng sẽ chết.
Nam diễn viên người Australia Chris Hemsworth có lẽ không còn quá xa lạ với khán giả bởi anh đã nhập vai Thần Sấm vô cùng xuất sắc trong dòng phim Siêu anh dùng của Vũ trụ điện ảnh Marvel. Cuối năm 2022, nam diễn viên xác nhận bản thân có khả năng cao mắc bệnh Alzheimer do yếu tố di truyền.
Hemsworth phát hiện ra mình có 2 bản sao của gen ApoE4 được thừa hưởng từ cha lẫn mẹ. Đây là kết quả khá bất ngờ bởi chỉ có 2-3% dân số trên thế giới mang loại gen này và có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 10 lần so với những người không mang cả 2 bản sao của gen ApoE4. Chính vì vậy, nam diễn viên quyết định sẽ tạm rời xa xác dự án điện ảnh để dành thời gian chăm sóc bản thân.
Hiện tại, ngôi sao điện ảnh Marvel đang thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa bệnh mất trí nhớ, bao gồm kiểm soát chất lượng giấc ngủ, hạn chế tối đa mọi căng thẳng, tập thể dục thường xuyên và tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Tổng quan về bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer là một rối loạn não trở nên tồi tệ hơn theo thời gian. Nó được đặc trưng bởi những thay đổi trong não dẫn đến sự lắng đọng của một số protein. Bệnh Alzheimer khiến não teo lại và các tế bào não cuối cùng sẽ chết. Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của chứng sa sút trí tuệ - sự suy giảm dần dần về trí nhớ, suy nghĩ, hành vi và kỹ năng xã hội.
Khoảng 6,5 triệu người ở Mỹ từ 65 tuổi trở lên sống chung với bệnh Alzheimer. Trong số đó, hơn 70% là người từ 75 tuổi trở lên. Trong số khoảng 55 triệu người trên toàn thế giới mắc chứng mất trí nhớ, ước tính có khoảng 60% đến 70% mắc bệnh Alzheimer.
Các dấu hiệu ban đầu của bệnh bao gồm quên các sự kiện hoặc cuộc trò chuyện gần nhất. Theo thời gian, nó tiến triển thành các vấn đề nghiêm trọng về trí nhớ và mất khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Không có phương pháp điều trị nào chữa khỏi bệnh Alzheimer. Ở giai đoạn tiến triển, chức năng não bị suy giảm nghiêm trọng có thể gây mất nước, suy dinh dưỡng hoặc nhiễm trùng. Những biến chứng này có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng của Alzheimer
Mất trí nhớ chính là triệu chứng chính của bênh Alzheimer. Lúc đầu, người mắc bệnh có thể nhận thức được rằng, họ gặp khó khăn trong việc ghi nhớ mọi thứ và suy nghĩ rõ ràng. Khi các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn, bản thân người bệnh sẽ không nhận thức được nữa và hầu như triệu chứng được phát hiện bởi người thân trong gia đình.
Những người mắc bệnh Alzheimer có thể:
- Lặp đi lặp lại các câu nói và câu hỏi.
- Quên các cuộc trò chuyện, cuộc hẹn hoặc sự kiện.
- Đặt nhầm đồ, thường đặt chúng ở những nơi không hợp lý.
- Bị lạc ở những nơi họ từng biết rõ.
- Cuối cùng quên tên của các thành viên trong gia đình và các đồ vật hàng ngày.
- Gặp khó khăn trong việc tìm đúng từ cho đồ vật, bày tỏ suy nghĩ hoặc tham gia vào các cuộc trò chuyện.
- Thay đổi về tính cách và hành vi: Trầm cảm, mất hứng thú với các hoạt động, xa lánh xã hội, không tin tưởng vào người khác, tức giân, gây hấn, thay đổi thói quen ngủ, ảo tưởng (tin rằng một cái gì đó của mình đã bị đánh cắp)…
Nguyên nhân của bệnh Alzheimer
Nguyên nhân chính xác của bệnh Alzheimer chưa được hiểu đầy đủ. Nhưng ở mức độ cơ bản, các protein não không hoạt động như bình thường. Điều này làm gián đoạn hoạt động của các tế bào não, còn được gọi là tế bào thần kinh và gây ra một loạt sự kiện. Các tế bào thần kinh trở nên hư hỏng và mất kết nối với nhau. Cuối cùng người bệnh sẽ qua đời.
Các nhà nghiên cứu đang cố gắng tìm hiểu nguyên nhân của bệnh Alzheimer đang tập trung vào vai trò của hai loại protein:
- Mảng bám: Beta-amyloid là một đoạn của protein lớn hơn. Khi những mảnh vỡ này kết tụ lại với nhau, chúng dường như có tác dụng độc đối với tế bào thần kinh và làm gián đoạn giao tiếp giữa các tế bào não. Những khối này tạo thành các mảng lắng đọng lớn hơn được gọi là mảng amyloid, cũng bao gồm các mảnh vụn tế bào khác.
- Đám rối: Protein tau đóng vai trò trong hệ thống hỗ trợ và vận chuyển bên trong tế bào não để vận chuyển chất dinh dưỡng và các vật liệu thiết yếu khác. Trong bệnh Alzheimer, các protein tau thay đổi hình dạng và tổ chức thành các cấu trúc được gọi là đám rối sợi thần kinh. Các đám rối làm gián đoạn hệ thống vận chuyển và gây tổn thương cho các tế bào.
Biến chứng của bệnh Alzheimer
Các triệu chứng của bệnh Alzheimer như mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, suy giảm khả năng phán đoán và những thay đổi khác ở não bộ có thể khiến việc kiểm soát các tình trạng sức khỏe khác trở nên khó khăn hơn. Một người mắc bệnh Alzheimer có thể không:
- Nói với ai đó về việc bị đau.
- Giải thích các triệu chứng của một căn bệnh khác.
- Thực hiện theo một kế hoạch điều trị.
Khi bệnh Alzheimer chuyển sang giai đoạn cuối, những thay đổi trong não bắt đầu ảnh hưởng đến các chức năng thể chất. Những thay đổi có thể ảnh hưởng đến khả năng nuốt, cân bằng và kiểm soát nhu động ruột và bàng quang. Những ảnh hưởng này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe khác như:
- Hít phải thức ăn hoặc chất lỏng vào phổi.
- Cúm, viêm phổi và các bệnh nhiễm trùng khác.
- Ngã, gãy xương.
- Bệnh lở loét.
- Dinh dưỡng kém hoặc mất nước.
- Táo bón hoặc tiêu chảy.
- Các vấn đề về răng miệng như lở miệng hoặc sâu răng.
Phòng ngừa bệnh Alzheimer
Bệnh Alzheimer không phải là một tình trạng có thể phòng ngừa được. Tuy nhiên, một số yếu tố rủi ro lối sống có thể được sửa đổi.
Bằng chứng cho thấy rằng, thực hiện các bước để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cũng có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ. Việc tuân theo các lựa chọn lối sống lành mạnh cho tim có thể làm giảm nguy cơ sa sút trí tuệ:
- Luyện tập thể dục đều đặn.
- Tuân theo chế độ ăn uống với sản phẩm tươi, dầu tốt cho sức khỏe và thực phẩm ít chất béo bão hòa.
- Thực hiện theo các hướng dẫn điều trị để kiểm soát huyết áp cao, tiểu đường và cholesterol cao.
- Bỏ thuốc lá, rượu bia.
Một nghiên cứu lớn, dài hạn được thực hiện ở Phần Lan cho thấy việc thay đổi lối sống lành mạnh hơn giúp làm giảm sự suy giảm nhận thức ở những người có nguy cơ mắc chứng mất trí nhớ.
Các nghiên cứu khác cũng cho rằng, việc duy trì sự tham gia các hoạt động cộng đồngcó liên quan đến các kỹ năng tư duy được bảo tồn sau này trong cuộc sống và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer. Điều này bao gồm tham gia các sự kiện xã hội, đọc sách, khiêu vũ, sáng tạo nghệ thuật, chơi nhạc cụ và các hoạt động khác.
Ung thư da là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất trên thế giới, căn bệnh này ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới và phổ biến ở người cao tuổi.
Nguồn: [Link nguồn]