Bài thuốc Nam điều trị chứng ôn dịch và COVID-19
Chứng “Ôn dịch” tương đồng với bệnh COVID-19, đều có biểu hiện: sốt ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu, đau họng...
Theo Đông y, “Ôn dịch” lây nhiễm qua đường hô hấp phần nhiều do Phong ôn và Xuân ôn, liên quan thời tiết khí hậu bất thường, môi trường vệ sinh không tốt, chính khí hư mà tà khí xâm nhiễm gây bệnh. Bệnh diễn tiến nhanh, phát thành dịch và thiên về nhiệt, có quy luật đi từ ngoài vào trong, đi từ nhẹ đến nặng; bệnh dễ hóa táo nhiệt thương âm tổn thương tân dịch. Phép trị chủ yếu vừa giải ngoại tà cần trợ giữ phần âm. Còn ngoại cảm phong hàn dễ làm tổn thương phần dương, phép trị vừa giải phong hàn cần trợ giúp phần dương. Bệnh chứng “Ôn dịch” bệnh thiên về nhiệt, tránh vị cay tân tán, thật cần thiết mới dùng. Đông y còn cho rằng “Âm dương điều hòa thì sự hanh thông vạn vật tươi tốt sức khỏe tốt. Âm dương mất quân bình thì mọi vật trắc trở, hư hoại, bệnh tật bắt đầu phát sinh”.
“Ôn bệnh” cũng như Covid-19 chưa có thuốc đặc trị. Nguyên tắc điều trị chủ yếu điều hòa khí huyết, âm dương nhằm trị các triệu chứng viêm long đường hô hấp và phòng trị bệnh nền kèm theo, tăng cường sức đề kháng.
Sau đây là bài thuốc Nam dược giải nhiệt thang, được dân gian dùng trị sốt ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu, đau họng…; cũng là điều trị triệu chứng của COVID-19.
Chứng “Ôn dịch” tương đồng với bệnh COVID-19. Người bệnh đều có biểu hiện như: sốt ho, khó thở, ớn lạnh, nhức mỏi, đau đầu, đau họng...”.
Bài thuốc gồm: rau má 30g, cỏ mực 20g, đậu đen 40g, kim ngân 16g, cát căn 20g, lá tre 20g, rễ tranh 20g.
Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang, uống 3 lần, bệnh nặng có thể dùng liều cao hơn. Trẻ em dùng liều ½ người lớn.
Tác dụng: giải nhiệt dưỡng âm, nhuận phế mát gan giải độc, mát huyết, cầm huyết. Trị các chứng nhiệt tà xâm nhiễm vào khí phận, huyết phận, gây sốt ho, khó thở, đau họng nhức mỏi phiền táo khát. Khi nhiệt tà biểu lý được thanh giải, tân dịch được tư dưỡng, như vây nhiêt độc uất kết được tiêu, thì âm dương điều hòa kinh mạch lưu thông, viêm sưng tự tiêu; chứng sốt ho, khó thở, nóng lạnh, nhức mỏi đau họng, đau đầu cũng giảm; người khỏe vi khuẩn vi rút tự tiêu. Bài này dùng cho cả trẻ em, phụ nữ có thai, người đang có bệnh nền đái tháo đường, tăng huyết áp. Bài thuốc cũng hỗ trợ chữa bệnh sốt sốt xuất huyết rất hiệu quả.
Gia giảm:
- Giai đoạn mới phát: người bệnh sốt nhẹ, ho khan, đau họng nhiều, mạch phù (tà ở vệ khí) thì tăng liều gấp đôi vị giải phế nhiệt ho, tiêu độc như: rau má, kim ngân; thêm lá dâu 20g nếu có.
- Giai đoạn toàn phát: người bệnh sốt cao, nhức mỏi, miệng khô khát, phiền táo (nhiệt tà nhập lý) thì tăng liều vị giải nhiệt mát huyết, cầm huyết, sinh tân như: cỏ mực, kim ngân, đậu đen, cát căn, rễ tranh.
- Giai đoạn phục hồi: người bệnh hết sốt, mệt mỏi, ăn kém khí huyết suy yếu, hoặc sốt chưa dứt hẳn, nóng âm ỉ do nhiệt tà còn lưu lại. Gia thêm nhân sâm 10-20g hoặc hơn; hoặc thay bằng đảng sâm, sâm ngọc linh, mạch môn 30, gạo tẻ 40g. Nếu ho khan đàm dính máu, hoặc tiểu vàng ít bụng đầy tăng rễ tranh gấp đôi. Nếu buồn nôn gia sinh khương 8g, Nếu tâm phiền bứt rứt khó ngủ tăng lá tre gấp 3 lần.
Lưu ý: chứng ôn bệnh giai đoạn hết sốt sợ lạnh nhiều da xanh mét, hoặc đang sốt tay chân lạnh toát vã mồ hôi (thoát dương) thì giảm hẳn vị giải nhiệt như cỏ mực, rễ tranh, cát căn.
Dẫn giải bài thuốc:
Rau má: vị đắng tính hàn. Tác dụng: dưỡng âm, thanh nhiệt, mát gan, nhuận phế, giải độc, lợi tiểu. Chữa ho khan phế nhiệt, viêm họng, đau họng, amidan, mụn nhọt… Rau má còn kích thích lưu thông máu, tăng oxy hóa trong các bộ phận cơ thể, giảm sưng đau, nhanh lành vết thương. Thành phần dinh dưỡng trong 100g rau má có: nước 88,2g; protein3,2g; gluxit 1,8g; xơ 4,5g; tro 2,3g, canxi 229mg; phosphor 2,4mg; caroten 2,6mg; vitamin C 37mg, vitamin B1, B2, B3, C và K. Vì vậy rau má là vị thuốc quý có giá trị trong chữa ôn bệnh phế nhiệt sốt ho khó thở nhức mỏi…; cũng là dược thiện dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả người tăng huyết áp, đái tháo đường.
Lưu ý: người đang bị đầy bụng tiêu lỏng nên giảm liều 1/2.
Rau má là vị thuốc rất hiệu quả chữa ôn bệnh phế nhiệt (sốt ho khó thở nhức mỏi…); cũng là dược thiện dùng cho mọi lứa tuổi, kể cả người tăng huyết áp, đái tháo đường.
Rễ cỏ tranh: vị ngọt, tính hàn, đi vào phần huyết. Tác dụng: mát huyết cầm huyết, thanh nhiệt lợi tiểu, thanh phế vị nhiệt. Trị các chứng nóng nhiệt xuất huyết, ho thổ huyết, chảy máu cam, tiểu tiện ra máu, tiểu buốt gắt, phù thũng, hoàng đản, thấp nhiệt, bệnh nhiệt phiền khát, vị nhiệt nôn ọe, phế nhiệt khái thấu...
Lưu ý: giai đoạn hết sốt, người gầy âm hư, lạnh chân tay không dùng.
Đậu đen (hắc đại đậu): Theo sách Dược tính chỉ nam, đậu đen vị ngọt khí êm không độc, lợi được thủy đạo, hạ được khí nóng, tiêu thức ăn, trừ gió độc, làm mát trong lòng, tâm thần yên ổn, mắt sáng, huyết lưu thông, trừ thũng, tiêu sưng, trị chứng đau, giải được độc trong cơ thể. Thành phần dinh dưỡng của đậu đen khá đa dạng: có 24,2% protit, 1,7% chất béo, 53,3% gluxit, 2,8% tro; muối khoáng: 56mg% canxi, 354mg% P, 6,1mg% sắt, 0,06mg% carten; 0,51% vitamin B, vitamin PP; 3mg% vitamin C. Hàm lượng axit amin thiết yếu trong đậu đen cũng khá cao. Đậu đen giải nhiệt tà, dưỡng âm huyết, bổ hư mà tà khí không lưu. Nó còn giàu dưỡng chất tăng cường kháng thể, trị chứng nhiệt nóng sốt thương tổn âm huyết.
Lưu ý: người tỳ vị hư hàn, đang bị bụng đầy chậm tiêu thì giảm liều, hoặc sao chín thơm.
Đậu đen giải nhiệt tà, dưỡng âm huyết, bổ hư mà tà khí không lưu. Nó còn giàu dưỡng chất tăng cường kháng thể, trị chứng nhiệt nóng sốt thương tổn âm huyết.
Kim ngân: vị ngọt nhạt, tính mát. Tác dụng: thanh nhiệt, giải độc, chứng vô danh thũng độc. Chủ trị mụn nhọt, ban sởi, mày đay, lở ngứa, nhiệt độc, lỵ, ho do phế nhiệt, viêm khớp... Dân gian dùng chữa cảm sốt đau họng, Ôn bệnh phát sốt nổi ban. Tài liệu gần đây cho biết, kim ngân chủ trị thanh nhiệt tiêu độc, còn có tác dụng ức chế nhiều loại vi vi rút cúm khác.
Lưu ý: người tỳ vị hư hàn đang đi tiêu lỏng, không nóng nhiệt, không sốt thì giảm liều, hoặc không dùng.
Cát căn (sắn dây): Vị cay đắng tính bình. Tác dụng: giải biểu, thanh nhiệt, chỉ khát, khai thông cơ nhực… Trị các chứng cảm sốt, sởi đậu mới phát, nóng sốt đau đầu, khô khát nóng nảy, đau cứng cổ gáy, nhiệt độc nôn khan, hạ lỵ đại tiện nóng… Cát căn còn dùng chữa tăng huyết áp co thắt mạch vành; cũng là vị thuốc vừa chữa ngoại tà ôn bệnh sốt nóng sơ khởi biểu chứng cũng như nhiệt tà nhập lý sốt cao đau đầu nhức mỏi.
Lưu ý: nếu hết sốt không nhức mỏi, người gầy âm hư hoả thịnh, ra nhiều mồ hôi, trên nóng dưới lạnh thì giảm liều hoặc không dùng.
Cỏ mực: vị ngọt, chua, tính mát. Tác dụng: lương huyết, mát huyết, cầm huyết… Trị các chứng can thận âm kém, lỵ, đại tiện ra máu, đen râu tóc. Dân gian dùng cỏ mực để thải độc gan, chứng ho cơn ho khan ho ra máu; Nóng sốt đau đầu nhức mỏi do nhiệt ứ kết; Viêm nhiễm gây sốt nóng; Chứng âm hư huyết nhiệt táo bón; Tăng huyết áp đau đầu chóng mặt. Cỏ mực còn là vị thuốc chữa ôn tà kinh phế: sốt, ho, khó thở, ho ra máu, cũng như nhiệt tà nhập lý gây sốt cao, khô khát, đau đầu nhức mỏi.
Lưu ý: nếu sốt ít tay chân lạnh nhiều giảm liều, hoặc sao vàng.
Cỏ mực là vị thuốc hay trị ôn tà kinh phế cũng như hỗ trợ trị COVID-19: sốt, ho, khó thở, ho ra máu, cũng như nhiệt tà nhập lý gây sốt cao, khô khát, đau đầu nhức mỏi.
Lá tre (tốt nhất dùng lá tre gai bánh tẻ): vị ngọt, tính mát. Tác dụng: thanh tâm hoả, lợi tiểu. Trị chứng tâm phiền nhiệt, nóng bứt rứt, cảm sốt ho, tức ngực, tiểu ít, tiểu gắt; chứng tâm nhiệt miệng lưỡi lở loét tiểu không thông.
Lưu ý: nếu hết sốt, không khát, phụ nữ có thai, người lạnh da mét giảm liều, hoặc không dùng.
Trên đây là bài thuốc trên vừa giải nhiệt tà sơ khởi phần biểu vừa thanh nhiệt dưỡng âm khi nhiệt tà nhập lý gây sốt cao khô khát, vừa tăng cường khí huyết thời kỳ phục hồi. Nếu nhiệt được thanh giải, chân âm được cố giữ, nóng lạnh được điều hòa, âm dương được cân bằng, kinh mạch được lưu thông, sức khỏe được tăng cường (chính khí mạnh tà khí lui).
Nguồn: [Link nguồn]
Ngoài việc rèn luyện thể chất, chơi thể thao thì ăn uống, tẩm bổ đúng cách sẽ khiến “chuyện ấy” của quý ông luôn...