Bác sỹ chuyên khoa ung bướu chỉ rõ dấu hiệu nhận biết hạch nổi trên cơ thể do ung thư
Một số ung thư có thể gây sưng hạch bạch huyết. Nguồn gốc có thể bắt nguồn từ chính các hạch bạch huyết hoặc các tế bào máu. Cũng có thể ung thư di căn hạch từ một cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ, ung thư vú có thể lan đến các hạch bạch huyết gần nhất ở nách hoặc ung thư phổi có thể lan đến các hạch bạch huyết trên xương đòn.
1. Hạch bạch huyết là gì?
Con người bình thường ai cũng có khoảng 500-600 hạch nằm chặn trên đường đi của các mạch bạch huyết, thường đứng thành nhóm và nhận bạch huyết của từng vùng cơ thể. Những vị trí phổ biến tập trung nhiều hạch bạch huyết là hai bên cổ, hai bên hố nách, hai bên bẹn, mà chúng ta có thể tự sờ thấy được. Ngoài ra có hàng chục hạch ổ bụng thấy khi siêu âm, hạch trung thất, rốn phổi thấy khi chụp cắt lớp, chụp PET/CT...Hạch có ở khắp cơ thể.
2. Chức năng của hạch bạch huyết là gì?
Hạch bạch huyết là một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch giúp cơ thể chống lại tình trạng nhiễm trùng. Ví hệ miễn dịch là Bộ quốc phòng, thì các hạch bạch huyết là các trạm gác, các doanh trại quân đội; các tế bào lympho chính là những người lính - trực tiếp hoặc gián tiếp chiến đấu với giặc ngoại xâm (vi khuẩn, virus từ bên ngoài) và giặc nội xâm ( bệnh trong cơ thể).
3. Nguyên nhân sưng hạch bạch huyết?
Hạch thường có kích thước khoảng 1cm. Hạch sưng to có thể có kích thước lên đến 1,5 cm.
Đôi khi hạch bị viêm có kích thước rất lớn, sự thay đổi kích thước của hạch có sự thay đổi theo thời gian, hạch ác tính có thể có kích thước nhỏ trong giai đoạn đầu và to lên sau thời gian dài.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ miễn dịch, các tế bào miễn dịch trong hạch được sản xuất tăng lên cùng với xác các đại thực bào và tác nhân ngoại lai làm cho hạch bị sưng lên và có thể gây đau.
Các nguyên nhân chính khiến hạch bị sưng gồm:
Virus ( phổ biến nhất là virus cảm lạnh thông thường): Thủy đậu, sởi, HIV…
Vi khuẩn: Liên cầu, tụ cầu, lao, giang mai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục…
Ung thư: Một số ung thư có thể gây sưng hạch bạch huyết. Nguồn gốc có thể bắt nguồn từ chính các hạch bạch huyết hoặc các tế bào máu. Cũng có thể ung thư di căn hạch từ một cơ quan khác trong cơ thể. Ví dụ, ung thư vú có thể lan đến các hạch bạch huyết gần nhất ở nách hoặc ung thư phổi có thể lan đến các hạch bạch huyết trên xương đòn.
4. Khi nào cần đi khám bác sĩ ?
Một số hạch bạch huyết sưng sẽ trở lại bình thường khi tình trạng nhiễm trùng lân cận được cải thiện. Nghĩa là nếu bạn bị viêm họng cấp mà thấy nổi hạch góc hàm thì chỉ cần quan tâm trị viêm họng cấp; hạch góc hàm lúc đó chính là hạch phản ứng khi có vi khuẩn tấn công gây viêm họng đó.
Nhiều lần trong cuộc đời, bạn bị viêm họng tái đi tái lại thì hạch góc hàm xơ hoá, không trở về kích thước ban đầu. Bạn dừng uống kháng sinh khi đã khỏi viêm họng là được.
Đừng lo lắng mong hạch tan đi. Hạch có lợi cho cơ thể. Phải mừng là hạch phản ứng được khi cơ thể có viêm nhiễm, nghĩa là hệ miễn dịch của bạn còn đáp ứng chống lại vi khuẩn.
Nếu bạn tự sờ thấy hạch nhỏ, mềm, tồn tại nhiều tháng nhiều năm thì yên tâm là hạch đó chính là 1 trong 500-600 hạch bình thường thuộc hệ miễn dịch.
Bạn nên đến gặp bác sĩ nếu các hạch bạch huyết bị sưng của bạn:
- Đã xuất hiện không có lý do rõ ràng (không viêm nhiễm lân cận, gần đây).
- Tiếp tục to lên hoặc đã có mặt trong hai đến bốn tuần.
- Cảm thấy cứng chắc hoặc không di chuyển khi bạn đẩy chúng.
- Đi kèm với sốt liên tục, đổ mồ hôi đêm hoặc giảm cân không rõ nguyên nhân.
Bạn sẽ phải làm xét nghiệm gi để chẩn đoán nguyên nhân sưng hạch?
Tại bệnh viện, các bác sỹ sẽ thăm khám lâm sàng về bệnh sử của bạn đồng thời chỉ định một số các xét nghiệm cần thiết như siêu âm (để đánh giá về hình ảnh hạch là lành tính hay ác tính), chọc hút tế bào hạch, sinh thiết hạch, xét nghiệm máu…để tìm ra chính xác nguyên nhân gây sưng hạch. Sau đó các bác sỹ sẽ đưa ra phương án điều trị phù hợp cho tình hình cụ thể.
Theo một nghiên cứu mới, tiêu thụ quá nhiều lạc (đậu phộng) có thể thúc đẩy sự lây lan của các tế bào ung thư.
Nguồn: [Link nguồn]