Bác sĩ ung bướu điểm mặt nguyên nhân gây ung thư vú và hướng dẫn cách phòng tránh
Độ tuổi nên sàng lọc là 40 - 45, thậm chí có thể sớm hơn vì căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.
Ung thư vú là bệnh lý ác tính di truyền phổ biến hàng đầu tại Việt Nam và trên thế giới.
Theo số liệu từ tổ chức Ung thư toàn cầu, năm 2020, có 21.555 ca mắc mới tại nước ta, chiếm 21,8% tổng số bệnh nhân ung thư mới được chẩn đoán.
Gen di truyền và lối sống không lành mạnh là hai nguyên nhân dẫn đến ung thư vú.
Gen liên quan đến ung thư vú được biết đến nhiều nhất hiện nay là BRCA1, BRCA2 và TP53.
Một phụ nữ mang đột biến gen BRCA1 hoặc BRCA2 có 70% nguy cơ mắc ung thư vú ở tuổi 80. Đối với đột biến gen TP53, nguy cơ xuất hiện khối u ác tính ở vú tăng lên 85% ở độ tuổi 60. Nguy cơ này còn tăng cao hơn nữa nếu gia đình bạn có người mắc căn bệnh này.
(Ảnh minh họa).
Đặc biệt, phụ nữ mang đột biến gen liên quan đến ung thư vú thường biểu hiện bệnh sớm hơn. Khoảng 5 - 8% phụ nữ dưới 30 tuổi có khối u ác tính ở vú mang đột biến gen TP53. Thực tế, nguyên nhân gây ung thư từ gen di truyền đóng góp 5 - 10%, còn lại phát sinh từ lối sống không lành mạnh.
Yếu tố môi trường là căn nguyên dẫn đến ung thư bao gồm: Chế độ dinh dưỡng ít rau xanh và trái cây, thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá, thói quen lười vận động và môi trường sống có nhiều khí thải độc hại.
Những tác nhân này khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây tổn thương tế bào, dần dần kích hoạt khối u phát triển. Nếu enzyme thải độc của gan hoạt động tốt, các tác nhân này sẽ bị vô hiệu hóa trước khi gây hại cho cơ thể. Do đó, chức năng thải độc của gan đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh lý ung thư.
Theo bác sĩ Chuyên khoa I, Lương Hoàng Tiên - Chuyên gia về ung thư vú và tiêu hoá - Bệnh viện Ung bướu TP. Hồ Chí Minh, cả nữ giới và nam giới nên khám sàng lọc ung thư vú hàng năm để phát hiện sớm tổn thương tiền ung thư. Độ tuổi nên sàng lọc là 40 - 45, thậm chí có thể sớm hơn vì căn bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.
Tuy nhiên, bạn có thể chủ động phòng tránh ung thư vú ngay từ hôm nay chứ không cần đợi đến 40 tuổi bằng cách tầm soát, giải mã gen. Bên cạnh đó, bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng cân bằng và tích cực hoạt động thể chất để phòng tránh ung thư, hãy lưu ý tới chức năng thải độc của gan. Khi gan hoạt động tốt, các yếu tố gây hại từ môi trường sẽ khó có cơ hội tấn công cơ thể bạn.
Bạn có thể tăng cường sức khỏe của gan bằng cách bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng cho gan như, rau cải có màu xanh, quả mọng. Hạn chế các tác nhân gây tổn thương gan như rượu bia, thuốc lá cũng là biện pháp quan trọng. Ngoài ra, nghỉ ngơi đầy đủ và ngủ sâu giấc là rất cần thiết để gan khỏe mạnh hơn.
Kết hợp bảo vệ kép từ bên trong và bên ngoài sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc ung thư vú và nhiều bệnh lý ác tính khác. Bên cạnh đó, để phòng bệnh cần thực hiện lối sống khỏe mạnh, cân bằng cả dinh dưỡng và hoạt động thể chất.
Trước khi phát bệnh, bệnh nhân có biểu hiệu bệnh rất mơ hồ, nhiều khi chỉ là cảm giác đầy bụng, ăn không tiêu và gần đây thường xuyên bị ợ hơi, sút cân.
Nguồn: [Link nguồn]