Bác sĩ Trương Hữu Khanh: F0 đừng để khổ vì... kiêng cữ

Sự kiện: Tin tức COVID-19

Bệnh nhân mắc Covid-19, cũng như đa số căn bệnh khác, rất cần năng lượng, cần sức lực để vượt qua. Những tin đồn thất thiệt, những lời khuyên kiêng cữ không đúng, chỉ làm hại bệnh nhân.

Hướng dẫn F0 theo dõi sức khoẻ, cách ly tại nhà- Ảnh minh hoạ: Bộ Y tế

Hướng dẫn F0 theo dõi sức khoẻ, cách ly tại nhà- Ảnh minh hoạ: Bộ Y tế

Phổ biến nhất là chuyện ăn. Đã có nhiều F0 lo lắng hỏi tôi về những tin đồn. Có người đồn ăn yến, ăn đồ ngọt, đồ bổ thì virus sẽ mạnh hơn, dẫn đến việc F0 thấy cái gì cũng không dám ăn, dù nhà sẵn có nhiều món bổ dưỡng. Mà thời điểm này muốn mua thứ khác để ăn nhiều khi cũng khó kiếm được món như ý. Vậy là lại thiếu chất, lại mệt mỏi.

Thực tế, với bệnh Covid-19, không phải kiêng cữ gì về mặt ăn uống. Nhiều người hỏi tôi: Con nít ở nhà là F0, đòi ăn ốc, ăn cua; rồi F0 mới khỏe lại thèm nước ngọt, trà sữa thì sao? Câu trả lời là: Cứ thoải mái.

Điều người ta lo ở bệnh nhân Covid-19 là tình trạng biếng ăn, do mệt mỏi hoặc mất vị giác chứ không phải chuyện nên hay không nên ăn thứ gì. Nếu thèm ăn thứ này, thứ kia, quá tốt, cứ ăn, để cơ thể có năng lượng, dù là khi còn bệnh hay đang phục hồi.

Chỉ cần lưu ý các món "chống chỉ định" với bệnh nền của mình là được. Nếu kiêng cữ đủ thứ, không dám ăn nhiều, coi chừng thiếu chất. Thiếu chất thì sức đề kháng sẽ giảm, có nguy cơ bệnh nặng hơn hoặc lâu khỏi bệnh. Thiếu chất có khi ảnh hưởng đến cả mức SpO2 (nồng độ ôxy trong máu).

Người đang béo phì cũng vậy. Béo phì đúng là yếu tố nguy cơ mắc Covid-19 nặng. Điều cần làm là tự theo dõi sức khỏe chặt chẽ chứ không phải cố... ăn kiêng ngay lúc đang bệnh. Người béo phì vẫn có thể gặp nguy hiểm vì thiếu chất như đã nêu trên. Đừng nghĩ mình béo phì là thừa năng lượng. Vẫn phải ăn uống đầy đủ khi đang bệnh và trong giai đoạn phục hồi. Giảm cân là chuyện lâu dài, khi nào khỏe mới tính.

Chuyện tắm rửa, vệ sinh cá nhân lại càng không nên kiêng. Nếu không bảo đảm vệ sinh cá nhân thì F0 có thể bị thêm vấn đề sức khỏe khác như các bệnh nhiễm trùng: do ăn uống không sạch sẽ, không vệ sinh cá nhân thường xuyên. F0 cách ly tại nhà càng nên chú ý tắm rửa cẩn thận, súc họng sạch sẽ, lau dọn nhà tắm, không gian sống... để hạn chế nguy cơ cho người cùng nhà, nếu trong nhà vẫn có người không phải là F0.

7 loại vật dụng phải chuẩn bị khi cách ly, điều trị F0 tại nhà

Khẩu trang y tế dùng 1 lần đủ dùng cho cả nhà trong 2 - 3 tuần; găng tay y tế sạch tối thiểu đủ dùng cho người chăm sóc...

Chia sẻ
Gửi góp ý
Lưu bài Bỏ lưu bài
Theo Bác sĩ Trương Hữu Khanh (Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP HCM) ([Tên nguồn])
Tin tức COVID-19 Xem thêm
Báo lỗi nội dung
X
CNT2T3T4T5T6T7
GÓP Ý GIAO DIỆN